Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Khi bị đau dạ dày có ăn được ngô luộc không?

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ

Đau dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp và an toàn cho sức khỏe dạ dày có thể là thách thức cho người bệnh. Trong đó, ngô luộc là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, vậy đau dạ dày có ăn được ngô luộc không?

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin khoa học về việc ăn ngô luộc khi bị đau dạ dày và trả lời câu hỏi: "Đau dạ dày có ăn được ngô luộc không?".

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là tình trạng khi dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Người bị đau dạ dày thường cảm thấy khó chịu và đau âm ỉ. Đau có thể xảy ra khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, làm việc quá sức hay cảm thấy căng thẳng cũng có thể gây ra cơn đau. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng là một nguyên nhân khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Có nên ăn ngô luộc khi bị đau dạ dày? 1

Đau dạ dày gây cảm giác khó chịu cho người bệnh

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày là gì?

Mặc dù triệu chứng đau dạ dày thường có những biểu hiện rõ rệt, nhưng một số trường hợp lại không thể phát hiện những dấu hiệu đặc trưng và chỉ có những cơn đau bụng âm ỉ. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị đau dạ dày:

Lợi ích của ngô luộc đối với người đau dạ dày

Theo nghiên cứu, ngô chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như protein, vitamin B và C, carbohydrate, kali và chất chống oxy hóa. Với chỉ 10 g ngô, bạn có thể cung cấp đến 34.2 calo, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và kích thích hoạt động tiêu hóa.

Ngoài ra, lượng chất xơ trong ngô cũng đáng chú ý, có thể cung cấp đến 18.4% lượng chất xơ không tan cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chất xơ này còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp hình thành chuỗi axit béo ngắn và cải thiện quá trình tiêu hóa của cơ thể.

Ngô cung cấp lượng folate dồi dào - một hoạt chất có tác dụng cải thiện và tái tạo tế bào, hỗ trợ phục hồi vết thương và rất có lợi đối với người bị đau dạ dày.

Ngoài ra, chất beta-cryptoxanthin có tính chất chống oxy hóa và ngăn ngừa tác nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Ngô cũng chứa sắt, vitamin B1 và acetylcholine, giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và không bị thiếu máu. Chúng cũng giúp giảm homocysteine, ngăn ngừa bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, lượng tinh bột trong ngô cũng có lợi cho não bộ. Nó chứa beta-caroten, giúp chậm quá trình lão hóa bằng cách chuyển hóa thành vitamin A, đem lại cho bạn đôi mắt sáng đẹp.

Có nên ăn ngô luộc khi bị đau dạ dày? 2Ngô chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe

Đau dạ dày có ăn được ngô luộc không?

Ngô luộc không chứa độc tố hay hoạt chất gây hại cho hệ tiêu hóa. Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn ngô luộc với lượng vừa đủ mà không gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều ngô trong ngày có thể gây khó tiêu, gây tổn thương trong thành dạ dày.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, không phải tất cả bệnh nhân đau dạ dày đều có thể sử dụng ngô, đặc biệt là những đối tượng như:

  • Người già và trẻ em bị đau dạ dày: Hệ tiêu hóa của họ có nhiều hạn chế, khi ăn nhiều ngô có thể gây đầy bụng và khó tiêu.
  • Người có tiền sử bệnh lý như viêm đại tràng: Ngô chứa nhiều cellulose, ăn nhiều có thể gây áp lực nặng lên thành đại tràng, gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng nên hạn chế tiêu thụ ngô vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Những người có hệ miễn dịch kém, thiếu sắt, canxi: Tiêu thụ nhiều ngô có thể gây ngăn chặn hấp thu protein, khoáng chất và chất béo, khiến hệ thống miễn dịch giảm sức đề kháng.
  • Những người bị dị ứng với một số thành phần trong ngô: Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, phát ban... sau khi ăn ngô, cần dừng ngay và tìm đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Có nên ăn ngô luộc khi bị đau dạ dày? 3

Một lượng ngô luộc vừa đủ tốt cho người bị đau dạ dày

Một số cách chế biến ngô khác phù hợp cho người bị đau dạ dày bạn có thể tham khảo như:

  • Chè ngô;
  • Súp ngô;
  • Canh ngô ngọt.

Các lưu ý khi ăn ngô luộc đối với người bị đau dạ dày

Một số người bị đau dạ dày có thể ăn ngô luộc, tuy nhiên phải đúng đối tượng và cách ăn. Đối với một số trường hợp sau, ngô luộc không tốt cho sức khỏe:

  • Ngô cung cấp rất nhiều chất xơ nhưng lại ít chất dinh dưỡng, do đó nên ăn với một liều lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều để tránh tình trạng no lâu, khó tiêu và đầy bụng. Người bệnh chỉ nên ăn khoảng 100 g – 200 g ngô/ngày và ăn khoảng 2 - 3 lần/tuần. Không nên ăn quá nhiều ngô cùng một lúc để tránh khó tiêu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Người bị viêm loét dạ dày: Mặc dù ngô luộc có chứa thành phần chữa lành vết thương, nhưng người bị loét dạ dày không nên bổ sung ngô luộc vào bữa ăn. Ăn ngô luộc có thể làm tổn thương các vết loét, gây ra tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Người bị viêm đại tràng và đau dạ dày: Đối với những người này, không nên ăn ngô luộc. Khi ăn ngô luộc, thành ruột sẽ tăng áp lực, gây ra tình trạng khó tiêu, có thể gây giãn nứt tĩnh mạch và chảy máu dạ dày.
  • Trẻ nhỏ và người già bị đau dạ dày: Không nên ăn ngô vì hệ tiêu hoá yếu, dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến co bóp của dạ dày.
  • Nên lựa chọn loại ngô non để sử dụng cho người bị đau dạ dày do ngô non luộc mềm và dễ tiêu hoá hơn rất nhiều so với các loại ngô già.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc ăn ngô luộc khi bị đau dạ dày. Hy vọng thông tin này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng hơn, hãy đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm đau dạ dày nên ăn gì để xây dựng thực đơn phù hợp nhé.

Ánh Tuyết

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin