Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giám định tâm thần có mối liên quan mật thiết giữa các ngành y tế, công an, viện kiểm sát và tòa án. Việc giám định sẽ giúp công an, tòa án xác định nghi can có rối loạn tâm thần hay không? Mức độ ra sao và trách nhiệm của bị can đối với hành vi phạm pháp thế nào?
Giám định tâm thần (hay giám định pháp y tâm thần) là công tác phối hợp giữa ngành y tế với công an, viện kiểm sát và tòa án liên quan đến các vấn đề về dân sự và hình sự. Vậy khi nào cần giám định pháp y tâm thần? Các hình thức giám định pháp y tâm thần hiện nay? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về giám định tâm thần ở bài viết dưới đây nhé.
Giám định pháp y tâm thần liên quan đến các vấn đề về dân sự và hình sự, giúp cơ quan tòa án đưa ra những phán quyết mang tính công bằng. Vì vậy, nhiệm vụ của việc giám định pháp y tâm thần đối với các bị can, bị cáo là rất quan trọng.
Theo thông tư ban hành, việc giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định đối với 21 bệnh tâm thần, rối loạn liên quan đến hệ thần kinh thường gặp, bao gồm:
Hiện nay có rất nhiều phương thức để giám định pháp y tâm thần để xác định tình trạng bệnh của đối tượng giám định, cụ thể như sau:
Hình thức giám định này được áp dụng với những trường hợp đơn giản, không gặp khó khăn khi chẩn đoán. Giám định nhằm xác định năng lực và trách nhiệm hành vi của đối tượng giám định.
Hình thức giám định này được áp dụng với những trường hợp, sau khi giám định viên xem xét thấy có thể tiến hành giám được tại chỗ thuận lợi thì tiến hành. Hình thức này thường được áp dụng với các đối tượng giám định đang bị giam giữ, không thể đưa ra ngoài vì khó khăn hoặc không an toàn để quản lý.
Đây là hình thức giám định tại cơ sở thực hiện giám định tâm lý. Áp dụng với những trường hợp phức tạp, khó chẩn đoán và xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định. Đối tượng giám định sẽ được lưu lại tại cơ sở giám định pháp y tâm thần của bệnh viện chuyên khoa tâm thần.
Giám định viên sẽ có trách nhiệm theo dõi, khám xét lâm sàng, cho làm xét nghiệm phục vụ cho giám định và nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan. Thời gian lưu đối tượng để làm giám định tại cơ sở giám định nội trú trong khoảng 6 tuần.
Đây là hình thức giám định đặc biệt, chủ yếu dựa trên hồ sơ, khi không có mặt bị can hoặc bị cáo. Giám định áp dụng với các đối tượng giám định bị mất tích, chết hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ ràng, đầy đủ hoặc có vấn đề mới liên quan đến vụ án. Hoặc các vụ việc đã được kết luận giám định trước đó, theo trưng cầu hoặc yêu cầu giám định bổ sung.
Đây là hình thức được thực hiện khi kết luận giám định lần đầu không chính xác. Lưu ý, bệnh nhân sẽ được giám định lại từ đầu.
Với trường hợp kết quả giám định lần đầu và kết quả giám định lại có sự khác nhau. Người trưng cầu giám định quyết định thì sẽ thực hiện giám định pháp y tâm thần lại lần 2.
Giám định tâm thần là công tác quan trọng và cần thiết, giúp công tác điều tra và tố tụng diễn biến thuận lợi hơn. Đồng thời giúp bảo vệ quyền lợi của đối tượng giám định. Bài viết trên là những thông tin Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn về hình thức giám định tâm thần. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích và mới nhất nhé.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.