Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khi nào cần xác định nhóm máu? Có những nhóm máu nào?

Ngày 17/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhóm máu là một trong những thông tin sức khỏe cơ bản mà nhiều người quan tâm, chú ý. Vậy khi nào cần xác định nhóm máu và có những nhóm máu nào thường gặp? Bài viết dưới đây về nhóm máu nói chung và các vấn đề xác định nhóm máu nói riêng sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Khi nào cần xác định nhóm máu và vì sao phải kiểm tra, xác định nhóm máu? Nhóm máu là thông tin cần thiết để chẩn đoán tình trạng sức khỏe hoặc để biết được máu người này có truyền được cho người khác không,… Để hiểu hơn về nhóm máu, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Khi nào cần xác định nhóm máu? Có những nhóm máu nào?

Việc xác định nhóm máu thường được thực hiện thông qua xét nghiệm máu và có ý nghĩa y học rất lớn. Vậy khi nào cần xác định nhóm máu? Những trường hợp cần thực hiện xác định nhóm máu gồm:

  • Xét nghiệm xác định nhóm máu để nắm được thông tin về máu của người cho và người nhận trước khi tiến hành truyền máu.
  • Xét nghiệm nhóm máu để biết nhóm máu của người muốn đăng ký hiến tạng hoặc mô, tủy xương. Việc xác định nhóm máu này sẽ giúp bác sĩ đánh giá khả năng tương thích tạng của người cho và người nhận.
  • Xét nghiệm nhóm máu để xác định huyết thống.
  • Khi nào cần xác định nhóm máu? Thực hiện xác định nhóm máu cho phụ nữ muốn có con nhằm đánh giá nguy cơ tương thích các yếu tố có trong máu mẹ và máu con.
Khi nào cần xác định nhóm máu? Có những nhóm máu nào? 1
Khi nào cần xác định nhóm máu? Khi cần truyền máu từ người này sang người khác

Giải đáp về câu hỏi khi nào cần xác định nhóm máu, các bác sĩ huyết học cho biết, khi cần thực hiện truyền máu từ người này sang người khác sẽ phải tiến hành xét nghiệm kiểm tra nhóm máu để biết chính xác nhóm máu của cả người cho và người nhận, tránh xảy ra trường hợp phản ứng mạnh dẫn đến nguy hiểm sau khi truyền.

Tuy nhiên người nhận máu vẫn có thể có một số phản ứng nhẹ như sốt hoặc mẫn cảm với sự tán huyết nội mạch ban đầu, nặng hơn là sốc và nguy cơ tử vong nhưng tỷ lệ rất thấp do đã được kiểm tra nhóm máu trước đó.

Có tổng cộng bao nhiêu nhóm máu?

Ngoài tìm hiểu khi nào cần xác định nhóm máu, bạn đọc cũng nên nắm rõ các nhóm máu phổ biến hiện nay. Theo chia sẻ từ chuyên gia, xét nghiệm kiểm tra nhóm máu có thể tìm thấy được các kháng nguyên hệ ABO và hệ Rh trong máu. Đây là 2 hệ nhóm máu chính và quan trọng nhất.

Khi nào cần xác định nhóm máu? Có những nhóm máu nào? 2
Có tổng cộng 8 nhóm máu chính với đặc điểm và tính chất khác nhau

Hệ nhóm máu ABO

Máu người được chia thành nhiều nhóm máu khác nhau và được xếp loại trong â hệ nhóm máu chính là ABO và hệ Rh. Vậy hệ nhóm máu ABO là gì? Hệ nhóm máu ABO là các nhóm máu được tập hợp lại theo sự hiện diện có hoặc không có kháng nguyên A và B. Trong huyết thanh của người thường không chứa kháng thể để phù hợp với kháng nguyên trên bề mặt của hồng cầu nên phân loại theo hệ nhóm máu ABO gồm các nhóm máu sau:

  • Nhóm máu A: Là nhóm máu mà trên màng hồng cầu có chứa các kháng nguyên A và không chứa kháng thể anti-A, có thể có chứa kháng thể anti-B.
  • Nhóm máu BTrên màng của hồng cầu có chứa các kháng nguyên B, không có kháng thể anti-B và có chứa kháng thể anti-A.
  • Nhóm máu AB: Trên màng của hồng cầu có chứa cả 2 loại kháng thể là A và B, không chứa kháng nguyên anti-A và anti-B.
  • Nhóm máu O: Trên màng của hồng cầu không có cả 2 kháng nguyên A và B nhưng lại có cả 2 kháng thể anti-A và anti-B.

Hệ nhóm máu Rh

Hệ nhóm máu Rh đơn giản, ít phức tạp hơn so với hệ nhóm máu ABO. Đây cũng là hệ nhóm máu có tỷ lệ người mang thấp hơn. Việc có hoặc không có kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu sẽ quyết định phân loại trong hệ nhóm máu Rh thành nhóm máu Rh dương (+) hay nhóm máu Rh âm (-).

Bên cạnh 2 hệ nhóm máu là ABO và Rh thì các chuyên gia còn tìm thấy hơn 9 mã gen khác nhau trong quá trình phân tích các mẫu máu. Mặc dù vậy nhưng đa phần những hệ nhóm máu này không mấy phổ biến và không ảnh hưởng quá nhiều khi thực hiện kiểm tra lâm sàng.

Khi nào cần xác định nhóm máu? Có những nhóm máu nào? 3
Có nhiều nhóm máu với đặc tính khác nhau nên cần phân loại rõ ràng, đặc biệt là khi cần truyền máu

Nguyên tắc cần nhớ khi truyền máu

Khi nào cần xác định nhóm máu? Khi cần truyền máu cho ai đó, kể cả người thân trong gia đình cũng cần phải thực hiện xác định nhóm máu trước. Nguyên tắc truyền máu bắt buộc phải tuân theo là người nhận không được có kháng thể kháng hồng cầu từ người cho máu, cụ thể là:

  • Nhóm máu A có thể truyền được cho người có nhóm máu A, người có nhóm máu AB và nhận được máu từ người có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B có thể truyền được cho người cùng nhóm máu hoặc người nhóm máu AB và nhận được cho người mang nhóm máu O.
  • Người nhóm máu AB có thể truyền được cho người cùng nhóm máu và nhận được máu từ tất cả nhóm máu vì không chứa kháng thể gây phản ứng khi truyền.
  • Nhóm máu O có thể truyền được máu cho tất cả các nhóm máu còn lại nhưng chỉ có thể nhận máu từ người mang cùng nhóm máu O vì đều không có kháng nguyên trên màng hồng cầu.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện truyền máu

Khi tìm hiểu về xác định nhóm máu và truyền máu trong huyết học, các chuyên gia cho biết thêm rằng nhóm máu O thường được truyền cho các tình huống khẩn cấp vì có thể truyền được cho hầu hết tất cả các nhóm máu khác, ví dụ như với trường hợp mất máu nhiều và nhanh đe dọa đến tính mạng người bệnh, khi này cần phải thực hiện truyền máu ngay lập tức và nhóm máu O được lựa chọn để truyền nhanh vì nguy cơ xảy ra phản ứng là thấp nhất.

Khi nào cần xác định nhóm máu? Có những nhóm máu nào? 4
Truyền máu cần chú ý nhóm máu của người hiến máu và người nhận để tránh phản ứng

Bên cạnh đó, phụ nữ sinh con nên nhận nhóm máu O- còn đàn ông thường được truyền nhóm máu O+ trong tình huống đòi hỏi phải truyền máu khẩn cấp, tránh xảy ra trường hợp phản ứng chéo gây nguy hiểm. Nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO không được yêu cầu cho tự truyền máu nhưng hiện nay, tại hầu hết các bệnh viện, việc xét nghiệm nhóm máu ABO được thực hiện cho hầu hết bệnh nhân cần máu trong kho để tiếp tục được truyền khi cần.

Ngoài ra, kháng nguyên A và B không phải là 2 loại kháng nguyên duy nhất bởi nhiều nghiên cứu đã phát hiện rất nhiều loại kháng nguyên khác tồn tại trong máu người. Nếu bạn sở hữu nhóm máu hiếm, nguy cơ gặp khó khăn khi tìm kiếm người cho máu khi cần là rất cao, có thể máu không tương thích hoàn toàn dẫn đến phản ứng truyền máu từ nhẹ đến nặng.

Như vậy Nhà thuốc Long Châu vừa cùng bạn đọc tìm hiểu khi nào cần xác định nhóm máu cũng như một số thông tin cần biết về việc truyền và nhận máu. Nếu bạn sở hữu nhóm máu hiếm gặp thì cần tránh tối đa nguy cơ tai nạn hoặc vết thương hở quá lớn dẫn đến mất máu hoặc tốt hơn nên hỏi trước bác sĩ về nguồn máu tương tự có trong kho máu của bệnh viện để phòng trường hợp khẩn cấp.

Xem thêm: 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Nhóm máu