Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Khi nào cơ thể cần truyền nước biển?

Ngày 03/03/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Truyền nước biển là phương pháp tiêm truyền các loại chất cần thiết qua đường tĩnh mạch máu. Vậy khi nào cơ thể cần được truyền nước biển?

Rất nhiều người thường xuyên áp dụng phương pháp truyền nước biển khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược mà không hề để ý các tác hại gây ra nếu truyền nước biển quá liều hoặc truyền nước biển sai cách. Chỉ nên thực hiện truyền nước khi thực sự cần thiết và đã có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cơ thể cần truyền nước biển? 1Truyền nước biển là phương pháp được nhiều người sử dụng khi cơ thể mệt mỏi.

Cơ thể mệt mỏi thì truyền nước biển, đúng hay sai?

Thực tế, rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, biếng ăn, khó ở trong người… là nghĩ ngay đến việc truyền nước biển nhằm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường có rất nhiều nguyên nhân. Hơn nữa, bệnh nhân cần phải hiểu thêm việc truyền nước biển có những tác dụng gì, có an toàn và đơn giản như vẫn nghĩ?

Việc tự ý truyền nước biển tại nhà khi không có đủ phương tiện xét nghiệm để biết cơ thể đang thừa hay thiếu chất gì trong máu, có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được.

Khi nào cần truyền nước biển?

Trong cơ thể của mỗi người, đều có các chỉ số về trung bình trong máu, đường, các chất điện giải, muối,... Nếu một trong các chỉ số trung bình trên thấp hơn mức cho phép thì lúc đó chúng ta cần phải bù đắp, nhưng làm sao biết được lúc nào bù đắp, và bù đắp bao nhiêu thì đủ? Do đó chúng ta cần phải làm các xét nghiệm để biết được rằng việc truyền nước biển có cần thiết biển hay không.

Khi nào cơ thể cần truyền nước biển? 2Chỉ nên truyền nước biển khi có sự chỉ định của bác sĩ

Các bác sĩ, y tá sẽ dựa vào những kết quả xét nghiệm chỉ định được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần truyền nước biển. Tuy nhiên, trong một số ca mà các bác sĩ tuy chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền nước biển như: bệnh nhân bị mất nước, bị ngộ độc, suy dinh dưỡng nặng, mất máu, trước và sau khi giải phẫu...

Các thời điểm cần truyền nước biển

Truyền nước biển sẽ là liều thuốc hiệu quả khi được dùng đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều. Việc lạm dụng truyền nước biển truyền hoặc dùng sai chỉ định có thể dẫn đến nhiều tai biến. Người bệnh cần được truyền nước biển trong các tình huống sau:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi người bệnh không ăn uống được, suy kiệt, hôn mê, phẫu thuật đường ruột…
  • Bồi hoàn thể tích truyền nước biển cho cơ thể bị mất như khi sốt cao, ói mửa, tiêu chảy, bỏng, chấn thương gây chảy máu…
  • Bồi hoàn các chất điện giải như natri, kali, canxi, clor... Các chất này thường được phát hiện thiếu hụt khi làm xét nghiệm máu.
  • Mượn đường truyền nước biển để pha loãng thuốc đưa vào cơ thể từ từ, vì có một số loại thuốc không thể tiêm thẳng và nhanh vào mạch máu.

Nguy hiểm khi truyền nước biển

Truyền nước biển không đúng cách, không đúng liều lượng quy định sẽ dẫn đến những tác dụng phụ như:

  • Tại nơi truyền như: đau sưng nơi vùng đang truyền nước biển, phù chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương.
  • Phản ứng toàn thân như: rét run, cảm giác lạnh, vã mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, khó thở, đau ngực các trường hợp này phải báo ngay cho nhân viên y tế để xử trí kịp thời, tránh được những diễn tiến nguy hiểm hơn.
Khi nào cơ thể cần truyền nước biển? 3Truyền nước biển không đúng cách có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn.

Thêm vào đó, bệnh nhân còn có nguy mắc phải các biến chứng như:

  • Run tiêm truyền và sốc: Xảy ra khi đang truyền nước biển đột nhiên sốt, lạnh run, toát mồ hôi… Nặng hơn sẽ làm hôn mê, tụt huyết áp, ngưng tim ngưng thở và tử vong.
  • Nhiễm trùng: Nếu không thực hiện sát trùng kỹ nơi truyền, không đảm bảo dụng cụ vô trùng có thể gây ra việc nhiễm trùng tại chỗ, sưng phù do lệch kim khỏi tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch. Nếu vi trùng vào máu sẽ gây ra nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Nếu sử dụng một kim, ống chích, dây truyền cho nhiều người có thể làm lây lan những bệnh lý nguy hiểm như: viêm gan siêu vi B, C, nhiễm HIV, sốt rét…
  • Quá tải thể tích: Khi truyền nước biển với một số lượng lớn hoặc truyền với tốc độ nhanh sẽ làm quá sức chịu đựng của các bộ phận như tim và phổi, dẫn đến khó thở, mệt mỏi, suy tim và phù phổi cấp. Biến chứng này này rất dễ xảy ra trên các đối tượng như bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim, suy thận, trẻ em…
  • Tắc khí: Hết truyền nước biển truyền mà không biết hoặc để bóng khí lọt vào mạch máu có thể gây thuyên tắc khí. Nếu nặng có thể gây chết người.

Phương pháp truyền nước biển chỉ an toàn khi có chỉ định bác sĩ, để xác định cơ thể bệnh nhân và cần những loại truyền nước truyền gì. Cần tuân thủ tuyệt đối các quy định trong truyền nước biển về tốc độ, thời gian, số lượng, dụng cụ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Ngoài ra, nơi truyền nước biển phải có đủ các điều kiện xử lý chống sốc để phòng sự cố. Người truyền nước biển phải có trình độ chuyên môn. Điều quan trọng là người bệnh phải được theo dõi thật sát trong suốt quá trình truyền nước biển, để khi xảy ra tai biến hay biến chứng sẽ được xử trí cấp cứu kịp thời.

Bảo Hân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe