Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không?

Ngày 16/01/2024
Kích thước chữ

Ánh sáng xanh có ở khắp mọi nơi, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm cho mắt bị khô, mỏi, đau nhức,... Vậy sử dụng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không?

Ánh sáng xanh có nhiều ở các thiết bị điện tử như màn hình điện thoại, máy tính, TV,… Việc thường xuyên phải tiếp xúc sẽ gây ảnh hưởng đến mắt, kéo dài sẽ tổn thương võng mạc hoặc gây đục thủy tinh thể. Bảo vệ mắt bằng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu.

Tổng quan về ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh được định nghĩa là ánh sáng khả kiến nằm trong khoảng từ 380 nanomet đến 500 nanomet. Ánh sáng xanh xuất hiện trong nguồn sáng tự nhiên như mặt trời và cả nguồn sáng nhân tạo như đèn Led, đèn dây tóc,... Đặc biệt xuất hiện nhiều trong các thiết bị điện tử.

Bảo vệ mắt bằng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không? 1
Thiết bị điện tử có hiệu suất ánh sáng xanh cao

Trong thời đại chuyển đổi số, việc sử dụng các thiết bị điện tử trở thành thói quen của hầu hết tất cả mọi người. Do đó các tình trạng về mắt do ánh sáng xanh cũng trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra ánh sáng xanh còn gây hại cho làn da, giấc ngủ, sức khỏe tâm thần,...

Mắt bị ảnh hưởng như thế nào bởi ánh sáng xanh?

Mỏi mắt và khô mắt

Ánh sáng xanh có khả năng làm giảm đi độ tương phản. Làm tăng căng thẳng lên mắt và từ đó làm mắt bị mỏi. Nguồn ánh sáng làm giảm đi số lần chớp mắt, ảnh hưởng đến lớp phim nước mắt và gây khô mắt.

Tăng nguy cơ thoái hoá điểm vàng

Khi bạn tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh, làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở mắt. Ánh sáng xanh làm hỏng các tế bào vô cùng nhạy cảm với ánh sáng có hại trong võng mạc. Cần lưu ý vì đây là bệnh lý có thể dẫn mất thị lực vĩnh viễn.

Hội chứng thị giác màn hình

Một số biểu hiện như: Khó tập trung khi nhìn, mắt nhìn bị mờ, khô mắt hay nhức mỏi mắt, song thị,... Là triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình. Tình trạng này khiến mắt bị lão hóa sớm ở mọi đối tượng. Nguy hiểm hơn ở các đối tượng không nhận biết, phát hiện được.

Ảnh hưởng phát triển khúc xạ

Thời gian tiếp xúc lâu với các màn hình điện tử sẽ làm tăng nguy cơ bị cận thị. Với trẻ em ngày nay, sử dụng các thiết bị điện tử làm xuất hiện và phát triển thị lực kém. Phụ huynh sẽ được giới thiệu về loại kính sử dụng cho trẻ. Trong đó sẽ phân vân về việc sử dụng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không?

Các loại kính chống tia UV

Hiện nay, có rất nhiều loại kính để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về cả chức năng lẫn thẩm mỹ. Trong việc bảo vệ mắt có thể có các loại kính:

Kính mát

Là loại kính giúp mắt dễ nhìn hơn khi ra trời nắng, được phủ lớp chống loá bên ngoài, có tròng màu tối. Khả năng chống tia UV thấp, lớp màu tối ngăn chặn phần nào tia UV. Nó chỉ thích hợp dùng ngoài trời vào những buổi ngày có nắng.

Kính áp tròng

Việc thay đổi sử dụng kính áp tròng để trở nên đẹp và tiện lợi hơn cũng rất phổ biến. Một số loại kính áp tròng có thể chống tia UV. Tuy nhiên nó chỉ che phủ tròng đen nên mắt sẽ không được bao phủ toàn diện. Tác hại của tia UV vẫn có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của mắt.

Kính có tròng chống tia UV

Tròng kính chống tia UV là trong suốt hoặc có màu, hoặc kính râm phủ lớp phim chống tia UV. Có khả năng chống tia UV cực kỳ tốt và có thể sử dụng được mọi lúc, mọi nơi.

Bảo vệ mắt bằng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không? 2
Các loại tròng kính đa dạng
  • Tròng kính có lớp phủ chống phản chiếu: Lớp phủ chống phản xạ được phủ cho mặt sau của ống kính. Ngăn cản ánh sáng phản xạ khỏi mặt sau của kính râm giúp giảm độ chói.
  • Tròng kính phân cực: Giúp mắt thoải mái hơn khi hoạt động ngoài trời (cường độ tia UV cao). Do giảm độ chói mà ánh sáng phản xạ với mặt phẳng.
  • Tròng kính chống tia UV có tráng gương: Lớp kính được tráng gương giúp hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt. Loại tròng kính này đặc biệt có lợi khi tham gia các hoạt động trong độ sáng cao.

Kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không?

Kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không? Tròng kính chống tia UV được thiết kế tránh tác động gây hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời và các nguồn khác. Giúp giảm tổn thương mắt, viêm mắt và bảo vệ thị lực. Ngoài ra, cũng giảm độ chói của ánh sáng mặt trời và chống bụi hiệu quả kể cả các hạt nhỏ trong không khí.

Bảo vệ mắt bằng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không? 3
Bảo vệ mắt bằng kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không?

Việc sử dụng tròng kính chuyên dụng sẽ tập trung vào ngăn chặn ánh sáng xanh tốt hơn. Bởi vì nhà sản xuất thường ít khi tích hợp khả năng chống ánh sáng xanh và chống tia UV. Nguyên nhân do ánh sáng xanh bước sóng cao hơn tia UV.

Hầu hết chức năng chống tia UV đã tích hợp cùng các tròng kính chống ánh sáng xanh. Vì ánh sáng xanh có bước sóng dài hơn tia UV. Khi bạn chống ánh sáng xanh, bạn cũng đang bảo vệ mắt khỏi tia UV.

Cách bảo vệ mắt khi phải tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh

  • Dành thời gian nghỉ giải lao, cho mắt thư giãn và điều tiết. Thời gian bạn tiếp xúc với thiết bị điện tử cần được điều chỉnh.
  • Giải trí bằng các hoạt động ngoài trời thay vì sử dụng mạng xã hội.
  • Giữ khoảng cách hợp lý giữa mắt và các thiết bị tiếp xúc.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về loại kính lọc ánh sáng xanh.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt giữ ẩm và không để cho đôi mắt bị quá khô.
  • Giảm độ chói và lượng ánh sáng xanh bằng việc dùng bộ lọc màn hình cho thiết bị điện tử.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu tốt cho đôi mắt như vitamin A, E, C, B6, B12, B9 thường có trong rau, củ, quả.
  • Tiến hành kiểm tra mắt một cách định kỳ, 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện các vấn đề và bệnh lý ở mắt.

Trên đây là những thông tin về kính chống tia UV có chống ánh sáng xanh không? Hãy quan tâm, chăm sóc, bảo vệ đôi mắt của mình khỏi những tác nhân gây hại và đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho đôi mắt sáng khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin