Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Tác dụng của cây ngũ gia bì

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Cây ngũ gia bì vừa là cây cảnh, vừa được dùng như một loại dược liệu trong các bài thuốc dân gian. Vậy liệu lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Ăn lá cây ngũ gia bì có nguy hiểm không?

Cây ngũ gia bì là loài cây được trồng trong nhiều gia đình để làm đẹp không gian sống cũng như một số tác dụng khác như thanh lọc không khí. Để giải đáp câu hỏi lá cây ngũ gia bì có ăn được không, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.

Đặc điểm chung của cây ngũ gia bì

Trước khi tìm hiểu lá cây ngũ gia bì có ăn được không, bạn cũng nên biết một số thông tin về loài cây này. Cây ngũ gia bì còn được gọi với tên khác là cây xuyên gia bì, được trồng phổ biến để làm cây cảnh, trang trí không gian. Trong Đông y, cây ngũ gia bì có nhiều tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe, điều trị bệnh xương khớp, giảm đau,...

Đặc điểm đặc trưng của cây ngũ gia bì là cây thân bụi, cây khi trưởng thành có thể phát triển lên đến 7m. Thân cây có nhiều cành lá rậm rạp, quanh thân có nhiều gai mềm. Lá của cây ngũ gia bì là dạng lá kép chân chim và mọc so le, có dạng bầu dục, thuôn dài, màu sẫm bóng. 

Lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Tác dụng của cây ngũ gia bì 1
Cây ngũ gia bì được trồng chủ yếu làm cảnh, có tác dụng chữa bệnh 

Cây ngũ gia bì có 3 loại chính là ngũ gia bì gai, ngũ gia bì cẩm thạch và ngũ gia bì hương. Đặc điểm riêng của các loại ngũ gia bì gồm:

  • Cây ngũ gia bì gai: Ngũ gia bì gai thường được dùng để làm thuốc, trên thân và cành có gai mềm.
  • Cây ngũ gia bì cẩm thạch: Thường phổ biến để trang trí vì đẹp mắt và có nhiều màu sắc.
  • Cây ngũ gia bì hương: Tên gọi khác của loại ngũ gia hương là tế trụ gia bì, cây thường mọc theo bụi và rất cao, nằm trong danh sách những loại cây quý hiếm.

Góc giải đáp: Lá cây ngũ gia bì có ăn được không?

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nói đến loài cây này là lá cây ngũ gia bì có ăn được không. Bộ phận của cây ngũ gia bì thường dùng nhiều nhất để làm thuốc, chữa bệnh là thân và vỏ cây, lá cây ngũ gia bì ít thấy trong bài thuốc y học cổ truyền nên khiến nhiều người không khỏi đặt ra thắc mắc lá cây ngũ gia bì có ăn được không.

Lá cây ngũ gia bì có hình dáng thuôn dài, màu sắc bóng bẩy đẹp mắt nên rất thu hút, đặc biệt là các em nhỏ. Đã có không ít gia đình có con nhỏ trồng cây ngũ gia bì làm cảnh và khi con chơi đã lỡ ăn nhầm lá của cây ngũ gia bì. Điều này gây nhiều lo lắng cho phụ huynh khi không biết con có làm sao không, có nguy hiểm hay không.

Thực tế, trong dân gian, lá cây ngũ gia bì vẫn được sử dụng để làm thuốc hỗ trợ sức khỏe. Tại nhiều nơi, người dân thường dùng loại thảo dược tốt sức khỏe này rửa sạch, thái nhỏ và phơi/sấy khô để dành nấu canh với cá hoặc tôm tạo vị đắng nhẹ đặc trưng, tăng thêm hương vị thơm ngon và công dụng tích cực cho món ăn.

Lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Tác dụng của cây ngũ gia bì 2
Lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Chuyên gia cho biết có thể ăn lá cây ngũ gia bì

Một số địa phương ở miền Trung nước ta cũng coi lá cây ngũ gia bì như một loại rau ăn hàng ngày, dùng để cuốn với thịt heo, tôm hoặc trộn gỏi ăn giòn ngon hấp dẫn. Vậy theo chuyên gia, lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Câu trả lời là có, ăn lá cây ngũ gia bì không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Tuy nhiên trẻ em ăn phải lá cây ngũ gia bì có thể sẽ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,... bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thể tiêu hóa được tất cả các chất, thực phẩm lạ nên khi con em ăn phải lá ngũ gia bì bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, đưa trẻ đến bệnh viện sớm nhất khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

Cây ngũ gia bì có công dụng gì đối với sức khỏe?

Trong y học cổ truyền và y học hiện đại đều có các tài liệu, kết quả nghiên cứu chứng minh tác dụng của cây ngũ gia bì đối với sức khỏe.

Hỗ trợ chữa bệnh xương khớp: Một trong những tác dụng được biết đến nhiều nhất của cây ngũ gia bì là khả năng hỗ trợ, điều trị và phòng tránh bệnh xương khớp. Cây ngũ gia bì trong Đông y có vị đắng, tính ôn hòa và hơi cay. Ngũ gia bì là loại thuốc rất tốt cho các bệnh nhân bị phong thấp, gân xương và một số vấn đề khác về xương khớp. Hoạt chất trong ngũ gia bì giúp làm mềm, giãn cơ, giảm đau xương khớp, tăng cường độ dẻo dai của cơ và tránh các cơn đau nhức xương khớp gây nên.

Hạn chế mệt mỏi: Thành phần của cây ngũ gia bì có tác dụng rất tích cực trong việc điều tiết lượng hồng cầu trong máu, tăng bạch cầu và ổn định huyết áp, từ đó giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải, tăng sức chịu đựng, chống chịu của cơ thể.

Lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Tác dụng của cây ngũ gia bì 3
Cây ngũ gia bì có hiệu quả trong việc chống mệt mỏi, stress,...

An thần: Lá cây ngũ gia bì có ăn được không? Lá của cây ngũ gia bì thường dùng trong các bài thuốc an thần, ổn định tâm thần nhờ khả năng ức chế cảm giác hưng phấn quá đà, ổn định hệ thần kinh và não bộ.

Tốt cho hệ miễn dịch: Cây ngũ gia bì có tác dụng kích thích sản sinh nhiều hơn các kháng thể chống mầm bệnh, diệt trừ vi khuẩn có hại, chống viêm, kháng khuẩn nên được dùng để tăng cường miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, chống bệnh từ bên trong.

Nhìn chung, cây ngũ gia bì có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nên dùng nhiều trong dân gian để trị bệnh, tăng sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng cây ngũ gia bì tại nhà để tránh gây phản tác dụng, giảm hiệu quả của thuốc Tây y chữa bệnh, thậm chí gây ngộ độc khi dùng sai cách.

Tóm lại, giải đáp câu hỏi lá cây ngũ gia bì có ăn được không, các chuyên gia nhận định đây là loại lá có thể ăn được nhưng cần lưu ý để xa tầm tay trẻ em, chọn lá tươi và sạch, tránh sử dụng lá cây khi vừa bón phân, phun thuốc trừ sâu,... Nếu muốn dùng cây ngũ gia bì để trị bệnh bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng không rõ liều lượng tại nhà. 

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin