Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Sức khỏe gia đình

Làm công nhân điện tử có độc hại không? Những rủi ro tiềm ẩn

Ngày 29/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Khi lựa chọn nghề nghiệp, nhiều người lao động quan tâm đến vấn đề an toàn và điều kiện làm việc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng hoặc liên quan đến hóa chất. Ngành điện tử, dù mang lại nhiều cơ hội việc làm và mức thu nhập hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều người đặt ra là làm công nhân điện tử có độc hại không?

Nhu cầu tuyển dụng công nhân làm việc trong các công ty và nhà máy điện tử đang gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng làm việc trong môi trường này có thể nguy hiểm và độc hại. Vậy thực tế, làm công nhân điện tử có độc hại không?

Tại sao ngành điện tử thu hút nhiều người lao động?

Ngành điện tử hiện đang thu hút hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu lao động. Vậy điều gì làm cho nó trở nên thu hút đến thế? Ngành điện tử có những điểm đặc biệt gì?

Những lý do khiến ngành điện tử “hot” là vì:

  • Nhu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp rất cao, đặc biệt là tuyển dụng liên tục và thường xuyên.
  • Nhiều công ty và doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử hoạt động trên khắp cả nước.
  • Thu nhập cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
  • Yêu cầu cơ bản chỉ cần có sức khỏe tốt.
Làm công nhân điện tử có độc hại không? Những rủi ro tiềm ẩn 1
Ngành điện tử hiện đang thu hút rất nhiều người lao động vì mức thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt

Công nhân điện tử làm những công việc gì?

Thực tế, những người lao động phổ thông trong ngành điện tử không tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất toàn bộ thiết bị điện tử, mà chỉ thực hiện một số công đoạn nhất định. Đặc biệt, khi đã vào dây chuyền sản xuất, công việc của họ thường lặp đi lặp lại.

Công việc của các công nhân điện tử sẽ xoay quanh:

  • Lắp ráp các linh kiện điện tử theo chỉ dẫn của quản lý.
  • Sử dụng công cụ điện để hàn, xuyên lỗ và gắn các chi tiết của thiết bị.
  • Kiểm tra và thử nghiệm sản phẩm theo hướng dẫn, đảm bảo các linh kiện đáp ứng yêu cầu trước khi giao cho khách.
  • Gắn nhãn và logo lên sản phẩm.
  • Thực hiện quy trình đóng gói, hoàn thiện sản phẩm.
  • Ngoài ra, họ cũng thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của quản lý.
Làm công nhân điện tử có độc hại không? Những rủi ro tiềm ẩn 2
Công nhân điện tử sẽ thực hiện lắp ráp các linh kiện điện tử

Những yêu cầu đối với công nhân điện tử

Trước khi giải đáp thắc mắc Làm công nhân điện tử có độc hại không, chúng ta cùng tìm hiểu để làm công nhân điện tử cần những yêu cầu gì?

Phần lớn lực lượng nhân công trong ngành điện tử là lao động phổ thông, do đó các yêu cầu đối với vị trí này trong doanh nghiệp không quá cao. Cụ thể, ứng viên cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

  • Độ tuổi: Nam và nữ trong độ tuổi từ 18 - 30.
  • Trình độ học vấn: Có bằng tốt nghiệp cấp 3 trở lên.
  • Sức khỏe: Ứng viên phải đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt và thị lực tốt để hoàn thành công việc.
  • Kỹ năng và thái độ: Có khả năng chịu áp lực công việc, chịu khó, tỉ mỉ và có thể tăng ca khi cần thiết.
  • Kinh nghiệm: Một số doanh nghiệp còn yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự.

Như vậy, vị trí này không đòi hỏi quá cao, phù hợp với lực lượng lao động tại nước ta.

Làm công nhân điện tử có độc hại không?

Hiện nay, có nhiều ý kiến và câu hỏi liên quan đến việc làm công nhân điện tử như làm công nhân điện tử có độc hại không? Doanh nghiệp, công ty có hỗ trợ chi phí độc hại cho công nhân không?

Thực tế, công nhân trong các nhà máy điện tử phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro và nguy hiểm, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Mặc dù lương công nhân điện tử khá cao, nhưng những rủi ro tiềm ẩn cũng không nhỏ. Để đạt được mức lương 6 - 7 triệu đồng/tháng, họ phải làm việc liên tục đến 12 tiếng/ngày hoặc hơn, khiến thời gian và nghỉ ngơi rất ít và phải tranh thủ tối đa. Vì vậy, họ dễ dẫn đến tình trạng stress.

Công việc lắp ráp điện tử đòi hỏi độ chính xác cao và thao tác nhanh, khiến công nhân phải thường xuyên sử dụng kính hiển vi để soi từng con chip, dẫn đến suy giảm thị lực. Hơn nữa, việc chấm các mối hàn tạo ra mùi khó chịu, ngay cả khi đã đeo nhiều lớp khẩu trang. Các bức xạ điện từ trường, hóa chất từ chất bán dẫn cũng gây hại cho sức khỏe.

Làm công nhân điện tử có độc hại không? Những rủi ro tiềm ẩn 3
Làm công nhân điện tử có độc hại không là thắc mắc của rất nhiều người lao động

Tuy nhiên, không phải tất cả công nhân đều phải đối mặt với nguy cơ độc hại như vậy. Nhiều công ty và nhà máy hiện nay đã quan tâm đến sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là công nhân. Họ cải thiện các chế độ đãi ngộ và chính sách để nâng cao đời sống công nhân viên. Cụ thể, một số nơi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên để đảm bảo họ luôn có thể trạng tốt. Ngoài ra, các công ty còn trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ như kính, mũ, găng tay, khẩu trang,... để giảm thiểu tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình làm việc.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Làm công nhân điện tử có độc hại không?”. Nhìn chung, việc làm công nhân điện tử không thể tránh khỏi những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Tuy nhiên, dù có những rủi ro nhưng môi trường làm việc của công nhân điện tử ngày càng được cải thiện, mang lại sự an toàn hơn cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin