Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều bi thảm nhất trong cuộc đời là sự chia cắt giữa sự sống và cái chết. Sự chia ly người thân cũng có thể khiến con người ta mất đi hy vọng sống và mong đợi trong lòng. Vậy nỗi đau mất người thân có thể tự phục hồi không? Làm sao để chữa lành? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mất đi người thân là điều mà hầu như ai trong chúng ta cũng phải trải qua trong đời và đó cũng là một trong những nỗi đau buồn lớn nhất trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để chữa lành nỗi đau mất người thân?
Khi một người thân yêu qua đời, điều đó thật tàn khốc đối với tất cả những người thân thiết với họ. Người thân ở đây không những chỉ những người trong gia đình, bạn bè, bạn đời,... mà còn với cả vật nuôi. Trong những tình huống này, nỗi đau không chỉ là thể xác mà còn là cảm xúc và khi mọi người phải chứng kiến người thân yêu qua đời trước mặt mình, điều đó càng làm tăng thêm nỗi đau tinh thần mà họ đang trải qua khi nhận ra mình đã mất họ. Nỗi đau thể xác là nỗi đau tức thời nhất, dễ hiểu nhất và cũng là loại nỗi đau đơn giản nhất để giải quyết. Còn nỗi đau tinh thần thì khó có thể chữa lành trong thời gian ngắn; thậm chí, một số người trở nên trầm cảm sau sự việc này xảy ra.
Nỗi đau mất người thân có thể trải qua các giai đoạn bao gồm:
Phản ứng đau buồn sau khi người thân ra đi thường kéo dài khoảng vài tuần và phổ biến hơn là vài tháng. Phần lớn, nỗi đau này có thể tự phục hồi trong vòng nửa năm mà không cần sự can thiệp của chuyên gia, và số ít còn lại phải chịu đựng sự đau buồn trầm trọng trong hơn một năm và có thể cần đến chuyên gia tâm lý mới có thể phục hồi. Đối với người lớn, nếu phản ứng đau buồn kéo dài hơn một năm, mang lại trải nghiệm đau đớn không thể chịu đựng được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày thì tâm lý gọi là đau buồn kéo dài hoặc đau buồn bệnh lý. Những người bị đau buồn kéo dài thường không thể tự phục hồi và cần có sự can thiệp của chuyên gia.
Vào những thời điểm này, việc tạo ra một môi trường không đau đớn là điều cần thiết.
Cho dù nỗi đau này được thể hiện thông qua bệnh tâm thần, từ chối thực tế hay thông qua sự tức giận và tấn công mù quáng vào người khác, tất cả những phản ứng này đều là phản ứng bình thường. Không nên ép buộc tang quyến nói ra nỗi đau và cũng đừng đào sâu vào nỗi đau của họ nếu họ chưa thật sự sẵn sàng cho việc bày tỏ, bởi vì mỗi người đều có cách tự chữa lành cho riêng mình. Khi tang quyến đã sẵn sàng cho bạn tiến vào nỗi đau của chính mình thì hãy đồng hành và lắng nghe cùng họ. Việc bày tỏ nỗi đau có thể giúp giảm bớt sự khó chịu tâm lý bên trong. Ngoài bày tỏ bằng lời nói, tang quyến có thể giải phóng cảm xúc bằng cách viết nhật ký hay khóc.
Nỗi đau khó có thể mất đi khi không được chuyển hóa thành việc khác. Chúng ta không thể thoát khỏi nỗi đau buồn ngay lập tức, cũng như không thể chịu đựng nỗi đau sâu sắc như vậy trong một thời gian dài. Vì vậy, những gì chúng ta làm là cho phép bản thân cảm nhận nỗi đau đó và chuyển hóa nó dưới các hình thức như nhớ đến những kỷ niệm vui của người đã khuất, cầu những điều tốt lành cho người đã khuất bằng cách đi chùa hay đi lễ, ăn chay, thiền,... hay bất kỳ hoạt động gì khiến bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, trút bỏ gánh nặng trong lòng. Những việc này đều có thể khiến chúng ta quên đi nỗi đau.
Tuy nhiên, một số người lựa chọn lao đầu vào làm việc, làm việc không ngừng nghỉ hay nghiện rượu, nghiện cờ bạc, nghiện game, thậm chí là nghiện ma túy để quên đi nỗi đau. Đây là những hành động không những nguy hại cho sức khỏe con người như lao lực do làm việc quá sức, suy gan do nghiện rượu mà còn gây ra các vấn nạn của xã hội. Cho nên, việc bày tỏ và chuyển hóa nỗi đau nên được sự quan tâm và hướng dẫn từ những người xung quanh tang quyến.
Mỗi người sẽ có cách đối mặt với nỗi đau mất người thân theo nhiều cách khác nhau. Có người sẽ chìm đắm trong nỗi đau và dày vò, một số người sẽ cố gắng chuyển hướng sự chú ý của mình để tránh bị ngợp bởi những cảm xúc tiêu cực. Không có gì sai với một trong hai. Trong thực tế, cả hai đều cần thiết. Điều quan trọng là hãy cho bản thân được bày tỏ, nỗi đau được chuyển hóa và học cách buông bỏ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.