Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Làm gì để tránh ngộ độc khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ?

Ngày 03/11/2022
Kích thước chữ

Nhiệt kế thủy ngân là thiết bị y tế rất hữu ích, được sử dụng phổ biến để đo nhiệt độ cơ thể. Mỗi gia đình nên trang bị một sản phẩm nhiệt kế để tiện lợi cho quá trình theo dõi sức khỏe. Tuy nhiên khi chọn nhiệt kế thủy ngân, bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị vỡ nhiệt kế, thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi bị phân tán ra ngoài. 

Vậy thủy ngân có trong nhiệt kế ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, chúng ta nên xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết bên dưới. 

Nuốt phải thủy ngân trong nhiệt kế có nguy hiểm không?

Thủy ngân chứa trong nhiệt kế là một dạng nguyên chất rất độc hại. Tuy nhiên nếu có trường hợp vỡ nhiệt kế khi đang đo ở miệng và trẻ không may nuốt phải thủy ngân thì ba mẹ cũng không cần quá lo lắng. Thủy ngân trong nhiệt kế hấp thu không đáng kể qua đường tiêu hóa và lượng thủy ngân trong nhiệt kế cũng khá nhỏ nên sau vài ngày, thủy ngân có thể tự đào thải ra ngoài mà không gây ra bất kỳ triệu chứng độc hại nào. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều trường hợp trẻ em vô tình nuốt phải thủy ngân nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. 

Việc nuốt thủy ngân chỉ nguy hiểm khi người nuốt đang mắc bệnh tiêu hóa thủng ruột, khi đó, thủy ngân sẽ hấp thụ với lượng nhiều vào máu, gây ra ngộ độc cấp tính. 

Tuy thủy ngân ít hấp thụ qua đường tiêu hóa nhưng nó sẽ rất độc khi trẻ hít trực tiếp. Khi nhiệt kế bị vỡ, điều nguy hiểm nhất là thủy ngân phát tán trong không khí và hít thở vào phổi. Khi xâm nhập vào phổi, thủy ngân qua màng phế nang, vào máu và đến các cơ quan khác như gan lách, hệ thần kinh trung ương, thận gây ra viêm phổi nặng và dẫn đến các cơn co giật, viêm ruột, nôn ói,... Trong một số trường hợp còn có thể gây ngộ độc cấp tính, suy hô hấp và tử vong. 

Làm gì để tránh ngộ độc khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ? 1

Thủy ngân chứa trong nhiệt kế là một dạng nguyên chất rất độc hại.

Các dấu hiệu ngộ độc thủy ngân

Khi bị ngộ độc thủy ngân, người bệnh sẽ cảm giác mùi kim loại trong miệng, đầu bị đau dữ dội, chóng mặt, nôn, đau mỏi toàn thân, lạnh bụng. Hơi của thủy ngân sẽ kích thích đường hô hấp nên còn gây ra triệu chứng ho, ho đờm, khó thở, da tím tái. Ở khoang miệng sẽ bị sưng đỏ lợi răng, niêm mạc vỡ và xuất huyết. Ở da thì sẽ có tình trạng mẩn ngứa, viêm da dị ứng thường gặp ở vùng da mặt, cổ nách, đùi. Một số trường hợp sẽ bị mất ngủ, tâm trạng thất thường, tinh thần bị hoảng loạn. 

Làm gì để tránh ngộ độc khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ? 2

Khi bị ngộ độc thủy ngân gây ra triệu chứng ho

Làm gì để tránh ngộ độc khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ?

Khi vô tình làm nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân sẽ chảy ra và hình thành các hạt thủy ngân lăn tròn trên đất. Để tránh bị ngộ độc khi thủy ngân bốc hơi, cần nhanh chóng đưa mọi người đến khu vực an toàn, thay quần áo cũ, đeo khẩu trang y tế, găng tay cao su và bắt đầu thu dọn thủy ngân. 

Các bước thực hiện như sau:

  • Sử dụng que bông ướt hoặc giấy mỏng để thu gom thủy ngân, cho các hạ thủy ngân vào lọ thủy tinh đậy kín. Khi gom thủy ngân, cần hết sức nhẹ nhàng để các hạt thủy ngân phân li thành các hạt nhỏ hơn, khiến việc thu dọn trở nên khó khăn hơn. 
  • Nếu rắc một ít bột lưu huỳnh lên thủy ngân để tạo thành hợp chất khó bốc hơi hơn. Trong trường hợp không có lưu huỳnh, bạn có thể thay bằng lòng đỏ trứng gà. 
  • Khi thu dọn xong, cần mở hết cửa để khu vực trở nên thông thoáng sau đó mới có thể vào sinh hoạt như bình thường.
  • Sau khi thu hồi thủy ngân, lọ đựng thủy tinh cần được bịt kín, dán băng dính, bọc nhiều lớp nilon, ghi rõ bằng nhãn bên ngoài rồi để vào thùng rác phân loại. Bạn cần lưu ý không được đổ thủy ngân đã thu dọn xuống cống rãnh vì sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm. 
  • Quần áo bị dính thủy ngân nên được vứt bỏ, nếu muốn sử dụng thì phải được giặt thật kỹ lưỡng. Ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó tiếp tục ngâm trong nước xà phòng nhiệt độ cao khoảng 30 phút rồi ngâm tiếp trong nước có nhiệt độ cao pha hóa chất khoảng 20 phút nữa, cuối cùng xả lại bằng nước lạnh. 
  • Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc hay nuốt phải thủy ngân, ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị. 

Để hạn chế nguy cơ ngộ độc thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ, sau khi sử dụng xong cần cất giữ nhiệt kế ở vị trí an toàn, không cho trẻ chơi với nhiệt kế, tránh xa tầm tay trẻ em. Ngày nay, nhiều người vẫn chọn nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt nhờ vào tính chính xác ở kết quả đo. Nhiệt kế thủy tinh đo thân nhiệt Aurora HMP 6001-A/B cũng là một loại nhiệt kế thủy ngân, được dùng để đo ở vị trí nách, miệng và hậu môn. Dụng cụ đo có vạch chia rõ ràng, mỗi vạch tương ứng với 0.1 độ C nên người đọc dễ dàng theo dõi kết quả sau khi đo.

Ngoài ra, giá thành của nhiệt kế thủy ngân này cũng khá rẻ nên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn cho người dùng. Cấu tạo của thủy ngân khá đơn giản, thao tác dễ sử dụng nên đây được xem là một thiết bị tiện lợi có thể dùng trong các hộ gia đình.

Làm gì để tránh ngộ độc khi thủy ngân trong nhiệt kế bị vỡ? 3

Nhiệt kế thủy tinh đo thân nhiệt Aurora HMP 6001-A/B

Như vậy, bạn có thể thấy nhiệt kế thủy ngân bị vỡ nếu mọi người hít phải sẽ gây ra một số triệu chứng nguy hiểm. Do đó, khi sử dụng, người bệnh cần phải cẩn thận để tránh trường hợp rơi vỡ nhiệt kế, đồng thời cần trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh ngộ độc thủy ngân để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin