Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Làm thế nào để không bị tăng huyết áp? Một số thông tin về tình trạng tăng huyết áp

Ngày 27/11/2024
Kích thước chữ

Tăng huyết áp là bệnh lý được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến người bệnh tử vong. Vậy làm thế nào để không bị tăng huyết áp?

Bệnh tăng huyết áp là một trong số những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Đây là bệnh lý cần được điều trị và theo dõi lâu dài, trong trường hợp tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nhiều người mắc bệnh tăng huyết áp thường lo lắng rằng làm thế nào để không bị tăng huyết áp. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.

Tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp

Để biết được làm thế nào để không bị tăng huyết áp thì trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp trước nhé.

Tăng huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao, đây là bệnh mạn tính được xác định khi chỉ số huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg. Trong khi đó mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, tiền tăng huyết áp dao động trong khoảng 120-139/80-89 mmHg. 

lam-the-nao-de-khong-bi-tang-huyet-ap-va-nhung-dieu-ban-can-biet 1.png
Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính xảy ra khi chỉ số huyết áp bằng hoặc lớn hơn 140/90 mmHg

Tăng huyết áp thường xảy ra đối với những người lớn tuổi và không rõ nguyên nhân, số ít còn lại chiếm khoảng 10% là có nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp. Cụ thể:

  • Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân: Bệnh thường có yếu tố gia đình, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc bệnh. Các trường hợp còn lại có thể do thói quen ăn uống quá mặn, uống rượu bia, hút thuốc lá, áp lực hoặc thừa cân, béo phì.
  • Tăng huyết áp có nguyên nhân: Các nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp là bạn đang mắc một hoặc một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh lý thượng thận, bệnh liên quan đến nội tiết, hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc bạn đang sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, corticoides,...

Tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Bệnh được đánh giá là cực kỳ nguy hiểm đối với tính mạng. Bệnh có thể tiến triển âm thầm và người bệnh không hề hay biết cho đến khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Tăng huyết áp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Gây hại cho tim: Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ,... do áp lực máu tăng làm dày và hư hại niêm mạc mạch máu của tim, dễ hình thành các cục máu đông và ngăn chặn việc cung cấp máu đến tim.
  • Ảnh hưởng đến não: Tăng huyết áp có thể gây biến chứng đối với não như suy giảm trí nhớ, xuất huyết não, nhồi máu não,...
  • Gây ảnh hưởng đến mạch máu: Tăng huyết áp làm cho áp lực mạch máu tăng lên, lâu dần khiến mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng. Ngoài ra, áp lực máu liên tục khiến động mạch bị giãn, nội mạc vỡ gây ra chứng phình động mạch.
  • Ảnh hưởng đến chức năng thận: Tăng huyết áp khiến các mạch máu trong thận bị tăng áp lực, từ đó dẫn đến hư hại mạch máu khiến thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận gây nên bệnh suy thận.
  • Gây bệnh động mạch ngoại biên: Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi, khiến chúng bị thu hẹp hoặc bị làm cứng các mạch máu ở chân, dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên.
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Người bị tăng huyết áp có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, dẫn đến gián đoạn và ảnh hưởng giấc ngủ của người bệnh.
lam-the-nao-de-khong-bi-tang-huyet-ap-va-nhung-dieu-ban-can-biet 2.png
Tăng huyết áp là bệnh nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng đối với sức khỏe

Làm thế nào để không bị tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là bệnh lý nghiêm trọng vì vậy nhiều người băn khoăn rằng làm thế nào để không bị tăng huyết áp. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả như:

Thiết lập thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh giúp kiểm soát huyết áp tốt. Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và đường. Ngoài ra bạn cũng nên tăng cường các loại thực phẩm giàu kali vì kali có thể làm giảm tác động của natri lên huyết áp.

Luyện tập thể dục

Hoạt động thể chất thường xuyên như vận động thể chất 150 lần/tuần hoặc vận động khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp huyết áp giảm xuống mức an toàn. Duy trì thói quen vận động sẽ giúp duy trì huyết áp, hạn chế tăng trở lại. Bạn có thể áp dụng một số bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,...

lam-the-nao-de-khong-bi-tang-huyet-ap-va-nhung-dieu-ban-can-biet 3.png
Tập thể dục nhẹ nhàng là một trong những câu trả lời làm thế nào để không bị tăng huyết áp

Thư giãn để giảm căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể khiến bạn bị tăng huyết áp. Giảm căng thẳng là câu trả lời làm thế nào để không bị tăng huyết áp. Hãy xác định lý do vì sao bạn bị căng thẳng từ đó giải quyết loại bỏ căng thẳng khỏi cuộc sống của bạn. Bạn có thể tập thiền để kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Thông thường huyết áp sẽ giảm khi chúng ta ngủ. Khi không ngủ đủ giấc, ngủ không sâu sẽ tác động nhiều đến huyết áp. Cải thiện và đảm bảo chất lượng giấc ngủ là một trong những cách để không bị tăng huyết áp. 

lam-the-nao-de-khong-bi-tang-huyet-ap-va-nhung-dieu-ban-can-biet 4.png
Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng giảm huyết áp 

Tăng huyết áp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm vì vậy việc duy trì huyết áp ổn định là vô cùng cần thiết. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn trả lời được câu hỏi làm thế nào để không bị tăng huyết áp. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để kịp thời cập nhật những thông tin sức khỏe bổ ích nhất bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin