Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lao màng phổi là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lao ngoài phổi. Bệnh lao màng phổi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Lao màng phổi là thể bệnh phổ biến ở nước ta với tỷ lệ mắc bệnh chiếm 25% - 27% trong các thể lao ngoài phổi. Bệnh lao màng phổi là thủ phạm hàng đầu gây tràn dịch màng phổi ảnh hưởng nặng đề đến sức khỏe người bệnh.
Theo giải phẫu cơ thể, màng phổi là bộ phận được cấu tạo từ 2 lớp thanh mạc bao quanh phổi gồm màng phổi thành và màng phổi tạng tạo thành 1 khoang ảo trong khoang màng phổi.
Lao màng phổi là một bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis khiến cho các nhu mô phổi tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người mắc. Lao màng phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi thanh thiếu niên từ 16-30 tuổi là độ tuổi dễ mắc lao màng phổi nhất.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao màng phổi chủ yếu là do vi khuẩn lao trên người, một số ít trường hợp do vi khuẩn lao bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình. Vi khuẩn lao này khi xâm nhập vào cơ thể có thể sinh sôi và phát triển thành bệnh nhanh chóng nhờ các điều kiện thuận lợi:
Ở giai đoạn này, có tới 50% người bệnh lao màng phổi xuất hiện các dấu hiệu cấp tính như đau ngực dữ dội, sốt cao trên 39 độ, ho khan, khó thở tăng dần. 30% người bị lao màng phổi có diễn biến từ từ gồm đau ngực liên tục, sốt nhẹ về chiều, ho khan, khó thở. Còn lại 20% người bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt nên khó phát hiện, thường chỉ được phát hiện tình cờ khi chụp X-quang.
Sang đến giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ có các biểu hiện nghiêm trọng hơn như người gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi, sốt cao liên tục, mạch nhanh, nôn, nước tiểu ít, huyết áp hạ... Một số trường hợp có thêm các dấu hiệu cơ năng như ho khan từng cơn, đau ngực, khó thở thường xuyên.
Nhiễm trùng do vi khuẩn lao làm cơ thể tăng tiết đờm, chất nhầy khiến người bệnh dễ bị bít đường thở và tăng nguy cơ tràn dịch màng phổi. Khi dịch màng phổi ít, người bệnh thường nằm nghiêng bên lành; dịch màng phổi nhiều, người bệnh thường nằm nghiêng bên bệnh hoặc ngồi dựa tường để dễ thở hơn.
Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng lao màng phổi kể trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác thông qua các xét nghiệm cần thiết.
Để chẩn đoán lao màng phổi, trước tiên bác sĩ cần xác định xem màng phổi của người bệnh có dịch hay không thông qua thăm khám và chụp X-quang phổi.
Tiếp theo, xác định các ổ dịch khu trú bằng cách siêu âm; tiến hành hút dịch màng phổi để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao hoặc áp dụng kỹ thuật nuôi cấy, kỹ thuật sinh học phân tử, xét nghiệm mô bệnh học màng phổi.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định làm một số xét nghiệm sinh thiết màng phổi hoặc nội soi màng phổi…
Khác với bệnh lao phổi, bệnh lao màng phổi nếu là thể lao ngoài phổi đơn thuần thì sẽ không có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp.
Lao màng phổi chỉ có khả năng lây nhiễm cho người khác thông qua đường hô hấp trong trường hợp đi kèm với lao phổi. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hạn chế tiếp xúc, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc với người mang bệnh.
Bệnh lao màng phổi tuy không phải là căn bệnh “nan y” nhưng nếu không điều trị sớm vẫn có thể gây ra những biến chứng nặng nề như tràn dịch, tràn khí màng phổi, ổ cặn màng phổi, viêm màng phổi, dày dính màng phổi. Do đó, điều trị bệnh đúng phác đồ là rất cần thiết để ngăn ngừa biến chứng của lao màng phổi.
Để việc điều trị lao màng phổi có hiệu quả, đầu tiên người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chọc hút và xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tối ưu nhất.
Bệnh lao màng phổi sẽ được điều trị với phác đồ theo 3 mục tiêu chính:
Tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng nhất giúp vi khuẩn lao không phát triển thêm. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị lao màng phổi theo nguyên tắc đúng liều, đủ liều, phối hợp 3 – 4 loại thuốc khác nhau. Thời gian điều trị lao màng phổi có thể kéo dài từ 6 đến 8 tuần.
Triệu chứng lao màng phổi có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Cần điều trị sớm và dứt điểm các triệu chứng bằng cách sau:
Bên cạnh đó, điều trị lao màng phổi cần kết hợp với điều trị ngoại khoa trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có biến chứng nguy hiểm như mở màng phổi, bóc tách màng phổi, rửa màng phổi. Sau khi khỏi triệu chứng, người bệnh nên tập thở sớm để hồi phục lại nhịp thở ban đầu.
Dù không lây nhiễm như lao phổi nhưng vi khuẩn lao vẫn có thể đi vào cơ thể thông qua nhiều cách khác nhau và gây bệnh. Vì thế, chủ động phòng tránh chính là cách điều trị bệnh sớm và hiệu quả nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh lao màng phổi, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng tránh, cũng như nhận biết sớm để điều trị hiệu quả nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.
Ly Ly
Nguồn Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.