Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù chưa có nguyên nhân rõ ràng cho căn bệnh này nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về các yếu tố này cũng như cách giảm thiểu rủi ro mắc phải bệnh Alzheimer.
Alzheimer không chỉ là tình trạng suy giảm trí nhớ mà là một căn bệnh về não. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng mà có thể gây ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy và trí nhớ của người bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh Alzheimer.
Alzheimer được biết đến là nguyên nhân chính gây ra hội chứng sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer không chỉ là sự lão hóa bình thường của các tế bào thần kinh não. Căn bệnh này có thể khiến nhiều bộ phận của não bị teo, đặc biệt là vùng hồi hải mã, nơi lưu trữ và tạo ra ký ức.
Bệnh Alzheimer khi ở trạng thái nhẹ chỉ gây mất trí nhớ và khả năng tập trung tạm thời. Nhưng khi tình trạng nặng hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề về ngôn ngữ, hành vi, dễ đi lạc, tâm trạng thay đổi thất thường và dần dần mất các nhận thức và chức năng cơ thể.
Tuỳ vào tình trạng bệnh mà có các triệu chứng khác nhau:
Giai đoạn nhẹ: Bắt đầu quên những việc và sự kiện gần nhất, một số bệnh nhân bắt đầu nói năng không lưu loát, hạn chế vốn từ ngữ. Quên dần một số sự việc xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên những dấu hiệu này có thể xảy ra thường xuyên nên nhiều người không để ý.
Giai đoạn trung bình: Người bệnh mất dần khả năng hoạt động thường ngày như ăn uống, đi lại, vệ sinh,... Khó khăn trong việc giao tiếp, sử dụng từ ngữ sai hoàn cảnh. Tình trạng giảm trí nhớ ngày càng nghiêm trọng hơn, tính cách thay đổi, dễ cáu gắt, phản kháng với người chăm sóc. Ngoài ra có người bệnh mắc triệu chứng ảo giác.
Giai đoạn nặng: Mất khả năng hoạt động hằng ngày, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Khả năng nói chỉ một vài từ đơn giản cuối cùng là mất luôn khả năng ngôn ngữ. Thoái hoá các cơ trên cơ thể khiến bệnh nhân nằm một chỗ không thể di chuyển. Cuối cùng có thể dẫn đến tử vong từ nhiều biến chứng khác.
Bộ não của chúng ta được tạo thành từ hàng tỷ tế bào thần kinh liên kết với nhau. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh Alzheimer xuất hiện khi mất đi sự kết nối giữa các tế bào não. Nó có thể được gây ra bởi các cấu trúc bất thường của protein được gọi là mảng amyloid và các đám rối thần kinh làm gián đoạn hoạt động của não bộ.
Các mảng amyloid: Khi các khối lớn protein tích tụ xung quanh các tế bào não. Chúng kết nối với nhau thành các mảng lớn gọi là mảng amyloid, ngăn cản não gửi và truyền tín hiệu.
Đám rối thần kinh: Một loại protein khác được gọi là “Tau” chúng tổ chức thành các cấu trúc được gọi là đám rối sợi thần kinh. Chúng làm gián đoạn hệ thống vận chuyển tín hiệu thần kinh. Kết quả là các tín hiệu từ não không được truyền đi một cách chính xác.
Sự tích tụ bất thường của các loại protein trên cuối cùng dẫn đến tổn thương và chết các tế bào thần kinh não. Sự chết đi của các tế bào thần kinh làm làm ảnh hưởng tới trí nhớ, ngôn ngữ và khả năng phân tích.
Một yếu tố phổ biến làm tăng tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer là di truyền. Những người có ba mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh Alzheimer thì có nhiều khả năng mắc bệnh hơn khi họ già đi. Các nhà khoa học đã xác định được các yếu tố đột biến ở ba gen có thể làm tăng sản xuất các mảng amyloid, gây hại cho các tế bào não.
Tuổi tác không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer và nhiều người hiểu lầm đây là “căn bệnh người già". Bệnh Alzheimer không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường của cơ thể. Tuy nhiên khi bạn già đi tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer sẽ tăng lên.
Bên cạnh đó, không chỉ có người lớn tuổi mới mắc bệnh Alzheimer. Theo nhiều nghiên cứu, cứ 20 người dưới 65 tuổi thì có 1 người mắc bệnh. Đây được gọi là bệnh Alzheimer khởi phát sớm và có thể ảnh hưởng đến những người trẻ từ 40 tuổi.
Chấn thương đầu nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer từ độ tuổi 50 khiến sa sút trí tuệ. Nguy cơ mắc bệnh đỉnh điểm trong vòng 6 tháng đến 2 năm sau một chấn thương nặng ở đầu.
Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là sự suy giảm trí nhớ hoặc các kỹ năng tư duy nhiều hơn so với người bình thường. Tình trạng này có thể phát triển thành bệnh Alzheimer.
Ngoài ra còn một số yếu tố như hút thuốc, sử dụng chất kích thích, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao,...
Một số cách giảm thiểu rủi ro mắc bệnh Alzheimer như sau:
Những biện pháp trên không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch mà còn giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe tinh thần hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh Alzheimer để từ đó có cách phòng tránh và điều trị bệnh Alzheimer phù hợp nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...