Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non, các bậc cha mẹ cần nắm

Ngày 14/10/2024
Kích thước chữ

Thực tế cho thấy có không ít các bậc cha mẹ cho rằng trẻ sinh non không được tiêm vắc xin bởi cơ thể trẻ còn rất non nớt, không đủ khả năng đáp ứng với miễn dịch của vắc xin. Vậy quan điểm này của cha mẹ là đúng hay sai? Liệu rằng trẻ sinh non có được tiêm vắc xin không? Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non như thế nào? Theo dõi hết bài viết sức khỏe hôm nay của Nhà thuốc Long Châu để tìm ra lời giải đáp bạn nhé.

Tiêm chủng quan trọng như thế nào đối với trẻ sinh non? Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non như thế nào? Đây chắc hẳn vẫn đang là thắc mắc của không ít các bậc làm cha, làm mẹ. Hiểu được điều đó, trong bản tin sức khỏe dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều thông tin hữu ích để có thể giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất. Trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thế nào là trẻ sinh non bạn nhé.

Thế nào là trẻ sinh non?

Trẻ sinh non hay còn gọi là trẻ đẻ non, trẻ sinh thiếu tháng. Theo WHO, trẻ sinh non là những đứa trẻ ra đời trước thời hạn phát triển bình thường trong tử cung, có tuổi thai từ 28 - 37 tuần.

Tại hội nghị y tế đầu tiên năm 1984 có quy định rằng: Những đứa trẻ mới đẻ cân nặng dưới 2500g đều được xem như trẻ sinh non. Những trẻ đẻ ra dưới 20 tuần được gọi là sảy thai, những đứa trẻ có tuổi thai từ 21 - 28 tuần được gọi là trẻ đẻ quá non.

Theo thống kê từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, mỗi năm, trên toàn cầu có khoảng 15 triệu trẻ sinh non chiếm tỷ lệ lên đến 10% trong tổng số trẻ được sinh ra. Điều này có nghĩa, cứ 10 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ sinh non.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do chưa phát triển hoàn toàn, chẳng hạn như:

  • Phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện gây khó khăn trong việc hô hấp, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh.
  • Trẻ sinh non dễ bị hạ thân nhiệt do có ít mỡ dưới da hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
  • Do hệ tiêu hoá chưa trưởng thành nên trẻ sinh non có thể gặp khó khăn trong việc bú hoặc tiêu hoá.
  • Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, do vậy trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh.
  • Trẻ sinh non có thể cần nhiều thời gian hơn để phát triển các kỹ năng như đi lại, nói…

Chính vì thế, trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt tại phòng NICU. Việc thường xuyên theo dõi sức khoẻ và chăm sóc đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh trong tương lai.

Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non, các bậc cha mẹ cần nắm 1
Trẻ sinh non hay còn gọi là trẻ sinh thiếu tháng, trẻ đẻ non

Tầm quan trọng của tiêm chủng đối với trẻ sinh non

Như đã trình bày phía trên, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sinh non còn non yếu, do đó trẻ sinh non được xếp vào nhóm các đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó bao gồm cả các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa. Do đó, việc chủ động cho trẻ sinh non tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là điều vô cùng cần thiết để trẻ có miễn dịch chủ động, giúp bảo vệ trẻ sinh non trước nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sinh non được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, giảm thiểu tỷ lệ đau ốm bệnh tật, từ đó tiết kiệm đáng kể chi phí chăm sóc y tế cho trẻ.

Cha mẹ cần hiểu, tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ sinh non là cực kỳ quan trọng. Trẻ sinh non không phải là lý do để trì hoãn hoặc từ chối tiêm chủng bởi các nghiên cứu cho thấy, đáp ứng miễn dịch với vắc xin của trẻ sinh non so với những trẻ sinh đủ tháng không có nhiều sự khác biệt, thậm chí còn ít gây ra các phản ứng phụ sau tiêm hơn so với trẻ sinh đủ tháng.

Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non, các bậc cha mẹ cần nắm 2
Cha mẹ cần cho trẻ sinh non tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non

Sinh non không phải là lý do để trì hoãn hay từ chối tiêm chủng, sinh non cũng không phải là một trong những yếu tố chống chỉ định tiêm chủng theo quy định của các nhà sản xuất vắc xin, các tổ chức y tế trong và ngoài nước. Chính vì thế, thời điểm tiêm phòng cũng như lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non so với trẻ sinh đủ tháng không có sự khác biệt, cần được diễn ra theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Theo quyết định số 845/2010/QĐ-BYT ngày 17/03/2010 của Bộ Y tế, lịch tiêm chủng cho trẻ trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng được áp dụng như sau:

  • Sơ sinh: Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 0 trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm vắc xin BCG phòng bệnh lao.
  • 2 tháng: Tiêm vắc xin 5 in 1 phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - HIB) mũi 1 và uống vắc xin bại liệt lần 1.
  • 3 tháng: Tiêm vắc xin 5 in 1 mũi 2, uống vắc xin bại liệt lần 2.
  • 4 tháng: Tiêm vắc xin 5 in 1 mũi 3 và uống vắc xin phòng bại liệt lần 3.
  • 9 tháng: Tiêm vắc xin sởi mũi 1.
  • 18 tháng: Tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4, tiêm vắc xin phòng sởi mũi 2.
  • Từ 12 tháng tuổi: Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1. Sau 2 tuần tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 2. Sau 1 năm kể từ thời điểm tiêm viêm não Nhật Bản mũi 2, tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 3.
  • Từ 2 - 5 tuổi: Uống vắc xin tả lần 1. Sau 2 tuần, uống vắc xin tả lần 2 đối với những trẻ sống ở vùng có nguy cơ cao.
  • Từ 3 - 10 tuổi: Tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn 1 mũi duy nhất đối với những trẻ sống ở vùng có nguy cơ cao.
Bật mí lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non không phải bậc cha mẹ nào cũng nắm được 3
Bác sĩ giải thích cho mẹ về lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non

Các trường hợp hoãn tiêm và chống chỉ định tiêm chủng cho trẻ sinh non

Dưới đây là một số trường hợp trẻ sinh non cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm, cha mẹ có thể tham khảo:

Trường hợp hoãn tiêm

Theo quyết định số 1575/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn, trẻ sinh non cần tạm hoãn tiêm chủng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Trẻ sinh non có rối loạn hoặc suy hô hấp, suy tim, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận…
  • Trẻ sinh non đang mắc các bệnh lý cấp tính hoặc nhiễm trùng.
  • Trẻ sinh non có thân nhiệt cao từ 37,5 độ C trở lên hoặc dưới 35,5 độ C.
  • Trẻ có sử dụng các sản phẩm huyết thanh trong 3 tháng gần đây cần hoãn tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực, trừ huyết thanh kháng virus viêm gan B.
  • Trẻ đang tiếp cận các liệu pháp điều trị gây ức chế miễn dịch như điều trị corticoid liều cao, hoá trị, xạ trị trong 14 ngày gần đây cần hoãn tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ sinh non mắc bệnh lý bẩm sinh tim, phổi, máu, các bệnh lý về tiêu hoá, tiết niệu hoặc ung thư chưa được kiểm soát ổn định.
  • Trẻ có phản ứng phản vệ ở mức độ II sau khi tiêm vắc xin có cùng thành phần ở những lần tiêm trước đó.
  • Trẻ sinh non có tuổi thai dưới 34 tuần tuổi và cân nặng dưới 2kg cần hoãn tiêm cho đến khi tuổi thai hiệu chỉnh đạt 34 tuần tuổi và cân nặng đạt 2kg trở lên.
  • Các trường hợp hoãn tiêm khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với các loại vắc xin cụ thể.
Lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non, các bậc cha mẹ cần nắm 4
Trẻ đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng cần được hoãn tiêm chủng

Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng

Trẻ sinh non trong các trường hợp dưới đây sẽ chống chỉ định với tiêm chủng:

  • Có tiền sử sốc phản vệ độ III trở lên sau khi tiêm các loại vắc xin có cùng thành phần ở những lần tiêm trước đó.
  • Có tiền sử lồng ruột chống chỉ định với chích ngừa vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus.
  • Trẻ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh chống chỉ định uống vắc xin phòng bệnh bại liệt OPV.
  • Trẻ suy giảm miễn dịch do mắc các chứng bệnh xã hội, mắc HIV/AIDS chống chỉ định với các loại vắc xin sống giảm độc lực.
  • Các trường hợp bị suy giảm chức năng các cơ quan như suy tim, suy gan, suy thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn…
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề tiêm chủng cho trẻ sinh non mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy rằng, tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò vô cùng quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, cha mẹ cần nắm được lịch tiêm chủng cho trẻ sinh non để cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin