Dùng tăm xỉa răng là thói quen của hầu hết mọi người lấy thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng. Tuy nhiên, ít ai biết được dùng tăm hằng ngày để xỉa răng gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng. Vậy dùng tăm xỉa răng có tốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp vấn đề này, cùng theo dõi bài viết này nhé.
Dùng tăm xỉa răng có tốt không?
Tăm xỉa răng là dụng cụ giúp đẩy thức ăn bị mắc ở kẽ răng ra ngoài. Tăm được chế tạo bởi nhiều vật liệu, điểm chung là có đầu nhọn để đẩy thức ăn mắc kẹt. Tăm thô, cứng, kích thước to hay tăm đầu nhọn đều gây nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
dùng tăm xỉa răng có tốt không?
Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng? Mọi người có thói quen dùng tăm và nghĩ rằng chúng vô hại nhưng chúng lại âm thầm gây hại cho răng miệng. Dưới đây là một số tác hại của việc dùng tăm xỉa răng:
- Tổn thương nướu: Chất liệu chế tạo nên các loại tăm xỉa răng đều cứng như gỗ, nhựa… và có đầu nhọn để dễ dàng lấy thức ăn bị mắc ở giữa các kẽ răng. Cho nên hành động xỉa răng bằng tăm này sẽ gây tổn thương đến phần nướu. Về lâu dài càng gây áp lực lên phần nướu, gây các bệnh về nướu.
- Làm mòn men răng: Men răng là lớp phủ bên ngoài răng, có tác dụng bảo vệ răng khỏi các tác động từ bên ngoài cũng như sự tấn công của vi khuẩn. Việc dùng những vật nhọn như tăm hay tác động lực lên răng khiến lớp men này bị phá vỡ, gây mòn răng. Lâu dài khiến răng bị yếu, lung lay, ê buốt, đau nhức, vàng răng,...
- Thưa răng: Tác động lực lên kẽ răng để cố đẩy thức ăn thừa ra ngoài, càng ngày càng làm kẽ răng bị hở nhiều hơn ban đầu. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm thức ăn bị nhồi nhét nhiều hơn vào kẽ răng khiến nguy cơ sâu răng nhiều hơn.
- Hôi miệng: Vệ sinh răng miệng bằng tăm xỉa răng sẽ không thể loại bỏ hết các mảng bám thức ăn còn sót lại trên răng nên tăng khả năng gây hôi miệng. Hơn nữa, việc nhồi nhét thức ăn nhiều hơn cũng làm vi khuẩn tích tụ, sinh sôi nhiều hơn cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
- Nhiễm trùng: Đầu nhọn của tăm dễ làm tổn thương nước và răng, gây nên chảy máu. Vi khuẩn trên tăm thông qua vết thương xâm nhập gây nhiễm trùng nướu và răng.
Ngoài ra, vẫn cứ giữ thói quen dùng tăm xỉa răng lâu ngày càng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, có thể mắc bệnh về viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi,...
Dùng tăm xỉa răng có làm răng thưa không?
Tăm xỉa răng thường có kích thước lớn và nhọn nên khi tác động lực và thời gian dài vào kẽ răng sẽ dần đẩy các kẽ răng ra xa. Khoảng cách này càng lúc càng lớn hơn nếu không có cách khắc phục mà vẫn giữ thói quen xấu này.
Khoảng cách giữa các kẽ răng càng tách rời càng tạo điều kiện cho thức ăn dễ dàng mắc kẹt ở chân răng, chính điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, sinh sôi và phát triển càng nhiều. Do đó, không chỉ gây thưa răng mà còn gây nên các bệnh lý khác.
Dùng tăm xỉa răng có làm răng thưa?
Xỉa răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến răng thưa và gây nên nhiều bệnh lý về răng miệng khác. Do đó, nếu vẫn đang giữ thói quen này, mọi người nên tìm cách khắc phục và chọn dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp nhất.
Cách khắc phục tình trạng răng thưa khi dùng tăm
Nếu đã biết tác hại của dùng tăm xỉa răng, nhất là làm răng thưa thì mọi người nên bỏ ngay lập tức và tìm cách khắc phục. Để cải thiện lại các khe răng hở, mọi người nên tìm đến các nha khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra để được bác sĩ định hướng phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp thưa nhẹ (không quá 2mm)
Bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám răng với khe hở nhẹ với những vật liệu chuyên dụng dùng trong nha khoa. Các khoảng trống sẽ được lấp đầy giúp răng sát khít, đều đẹp và tăng tính thẩm mỹ, cải thiện chức năng ăn nhai mà không bị mắc thức ăn nữa.
Thời gian trám kẽ răng chỉ mất khoảng 15 phút nhưng không duy trì được lâu. Mọi người sẽ phải đến trám răng và kiểm tra lại vì vật liệu trám có thể sẽ bị đổi màu, có mùi khó chịu, hoặc có thể bị bật ra bởi cứng nhai đồ ăn cứng, dai.
Trường hợp răng thưa lớn
Trường hợp khe răng hở quá lớn không thể khắc phục bằng trám răng, bác sĩ sẽ chỉ định khắc phục bằng cách bọc sứ hay niềng răng.
- Bọc răng sứ: Phương pháp này sẽ mài cùi răng thật để làm trụ chống đỡ cho mão sứ gắn cố định trên cung hàm. Răng sứ có kích thước vừa đủ đế che lắp khoảng trống, làm các răng sát khít. Hơn nữa, mão sứ có màu sắc và hình dáng giống răng thật nên tăng tính thẩm mà vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai.
- Niềng răng thẩm mỹ: Dùng bộ dụng cụ mắc cài để tác động lực khiến các răng kéo sát khít lại với nhau. Có thể niềng răng mắc cài truyền thống hay niềng răng trong suốt hiện đại.
Cách khắc phục tình trạng răng thưa
Cách vệ sinh răng không dùng đến tăm xỉa răng
Sau khi biết được dùng tăm xỉa răng có tốt không thì mọi người rất tò mò về những dụng cụ thay thế tăm xỉa răng để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Chỉ nha khoa: Là dạng chỉ sợi mỏng, mảnh để vào khe răng để đẩy mảng bám và thức ăn thừa ra ngoài. Ưu điểm là khắc phục được nhược điểm của tăm xỉa răng mang lại.
- Dùng nước muối hay nước súc miệng sau ăn giúp diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, mảng bám mà không gây nên các bệnh về răng miệng, còn giúp hơi thở thơm tho, ngăn ngừa sâu răng, giúp răng thêm chắc khỏe.
- Đánh răng thường xuyên: Dùng bàn chải mềm, đánh răng đúng kỹ thuật.
- Vệ sinh lưỡi: Dùng dụng cụ chuyên dụng vệ sinh lưỡi, đặc biệt là sau mỗi bữa ăn.
- Định kỳ khám tại nha khoa và cạo vôi răng thường xuyên.
Mong rằng những thông tin trong bài giúp bạn giải đáp được thắc mắc rằng việc dùng tăm xỉa răng có tốt không cũng như tìm được dụng cụ thay thế. Chúc mọi người luôn vệ sinh và giữ cho răng miệng sạch sẽ, răng khỏe, đều và đẹp.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp