Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liss Cardio là gì? Liss Cardio là hệ thống những bài tập cardio phổ biến nhất vì nó phù hợp cho nhiều đối tượng khác nhau, kể cả những người mới bắt đầu tập cardio.
Liss Cardio hay bài tập cường độ thấp là chuỗi những bài tập cardio được xem nhiều người lựa chọn để làm quen với hình thức tập cardio đốt cháy mỡ thừa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Liss Cardio là gì và biết cách tập Liss Cardio đúng cách. Nếu lựa chọn tập Liss Cardio để giảm cân hay tăng cường sức mạnh thì cũng đừng bỏ qua bài viết này, bạn nhé!
Cardio là một phương pháp tập luyện đốt cháy nhanh calo và tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu. Từ cardio cũng chính là xuất phát từ cardiovascular (tim mạch). Vì vậy cardio rất linh hoạt và không phải là thuật ngữ chỉ riêng cho một bài tập cụ thể. Có rất nhiều bài tập, động tác có thể được liệt kê vào bài tập cardio. Vậy Liss cardio là gì?
Liss trong liss cardio là từ viết tắt của Low Intensity Steady State, có nghĩa là duy trì trạng thái ổn định thấp. Đây là nhóm bài tập luyện đưa cơ thể người tập vào trạng thái vận động thấp và ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Trạng thái vận động thấp trong Liss Cardio cũng có thể hiểu là trạng thái vận động liên tục mà nhịp tim vẫn giữ duy trì ở mức trung bình khoảng 50 - 70%.
Người tập có thể kiểm soát cường độ vận động này bằng cách nói chuyện trong lúc vận động. Ví dụ như bạn có thể trò chuyện bình thường trong khi chạy bộ, đạp xe thì đó chính là trạng thái tập Liss Cardio.
Mục đích của việc duy trì cường độ vận động thấp và đều đặn trong Liss Cardio là:
Có thể nói, Liss Cardio là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người, nhất là những đối tượng sau đây:
Các bài tập đáp ứng đủ các yếu tố như cường độ thấp và đều đặn ổn định đều có thể liệt kê vào nhóm bài tập Liss Cardio. Sau đây là một số bài tập Liss Cardio phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
Nhảy dây: Đây là một bài tập Liss Cardio tương đối đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, với dụng cụ hỗ trợ cần thiết là dây tập. Bạn có thể áp dụng tần suất tập nhảy dây gợi ý là 3 lần/tuần và mỗi lần tập duy trì từ 15 - 20 phút.
Đạp xe: Rất nhiều người thích tập đạp xe vì loại bài tập này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy tuần hoàn máu và đốt cháy calo mà không tác động đến cơ xương khớp. Bạn có thể chọn đạp xe ngoài trời hoặc tại phòng tập với máy tập chuyên dụng, tùy theo sở thích. Các huấn luyện viên khuyến cáo rằng nên tập chạy xe với tốc độ bình thường trong khoảng 20 phút đầu và bắt đầu tăng tốc, chạy nước rút trong 30 phút sau cùng, duy trì tập đạp xe 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chạy bộ: Sau đạp xe và nhảy dây thì bộ môn tập luyện Liss Cardio phổ biến được đa số người ưa chuộng là chạy bộ. Bạn hoàn toàn có thể chạy bộ ngoài trời vào các mốc thời gian rảnh trong ngày hoặc đến phòng tập tập với máy chạy bộ chuyên dụng. Tốt nhất bạn nên tập chạy bộ 2 lần mỗi tuần với thời gian gian chạy mỗi lần khoảng 20 phút. Lưu ý: Hãy trang bị cho mình một đôi giày tốt để đảm bảo không mắc các bệnh lý về chân khi tập chạy bộ lâu dài nhé!
Bơi lội: Bơi lội là một bài tập Liss Cardio được các chuyên gia khuyến khích nên thêm vào lịch trình tập luyện của nhiều người, nhằm giải tỏa căng thẳng và thư giãn tinh thần cũng như thư giãn cơ bắp sau những giờ làm việc căng thẳng. Bạn có thể đi bơi 2 lần/tuần hoặc nhiều thời, mỗi lần bơi có thể dành thời gian khoảng từ 10 - 30 phút tùy vào thể lực mỗi người.
Bên cạnh các loại bài tập Liss Cardio phổ biến kể trên, bạn cũng có thể áp dụng nhiều bài tập Liss Cardio khác tùy theo khuyến của huấn luyện viên chuyên nghiệp và tùy vào sở thích, chẳng hạn như: Chèo thuyền, leo cầu thang,...
Để thành công đạt được thân hình như mong muốn khi tập Liss Cardio, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ tập cardio liss là gì và những điều cần biết trước khi lựa chọn tập luyện theo hình thức này nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.