Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Y học cổ truyền

Lợi ích của lá khôi là gì? Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày như thế nào?

Ngày 05/08/2023
Kích thước chữ

Lá khôi là một vị thuốc tốt được các thầy thuốc Đông y dùng để chữa một số bệnh lý về dạ dày. Vậy cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về công dụng của lá khôi nhé!

Bên cạnh tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương, cải thiện tiêu hóa, thành nhiều giải độc… lá khôi còn được ứng dụng để điều trị bệnh dạ dày. Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày nhé!

Tổng quát về cây lá khôi

Cây khôi có tên khoa học là Folium Ardisiae, thuộc giống thực vật nhỏ với chiều cao trung bình từ 1,5 - 2m. Loại cây này rất thích mọc ở những nơi có bóng râm, dưới tán lá của những cây to hoặc trong rừng rậm. Tại Việt Nam, cây khôi được phân bố tại các khu rừng rậm miền thượng du ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Nam, Nghệ An, Đà Nẵng…

Về hình thái, lá khôi mọc tập chung dần hướng về phía ngọn và xếp so le nhau. Tiết diện của lá khôi khá lớn với chiều rộng từ khoảng 6 - 10cm và chiều dài từ khoảng 25 - 40cm. Phiến lá thường có màu tía hoặc màu xanh lục, gân lá nổi rõ mặt trên của lá và viền lá nguyên vẹn không bị cắt xẻ.

Cây khôi được phân thành 2 loại là khôi trắng và khôi tía (khôi nhung). Cả 2 loại này đều công dụng điều trị bệnh viêm dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên, lá khôi tía có màu tím và lớp lông nhỏ mịn ở mặt dưới, mặt trên có màu xanh lục. Trong khi đó, lá khôi trắng có màu xanh ở cả hai mặt và không có lông.

Hoa của cây khôi có kích thước khá nhỏ, chúng mọc theo chùm với độ dài từ 10 - 15cm. Quả khôi thường mọng và khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ. Thời điểm đơm bông là khoảng tháng 5 - 7, kết trái vào khoảng tháng 7 - 9 và thu hoạch vào tháng 8 - 9.

Khi dùng lá khôi để làm dược liệu chữa bệnh cần đảm bảo tính chất dược liệu của chúng nên sẽ được phơi khô và bảo quản ở không gian sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.

Lợi ích của lá khôi là gì? Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày như thế nào? 1
Lá khôi được xem là một vị thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Lợi ích sức khỏe của lá khôi là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về thành phần và lợi ích của lá khôi nhé! Trong lá khôi có chứa 2 hoạt chất chính là:

  • Glycoside: Hoạt chất này có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ cải thiện trí nhớ và giảm thiểu tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Tanin: Hoạt chất này có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa diễn ra trong tế bào, đồng thời ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, trong lá khôi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Lợi ích của lá khôi đối với sức khỏe như sau:

Trong Y học cổ truyền

Theo ghi nhận được lưu trong các tài liệu Đông y, lá khôi được xem là một loại dược liệu rất tốt với các lợi ích như:

  • Chữa bệnh đau dạ dày, chứng trào ngược dạ dày.
  • Cải thiện triệu chứng của viêm họng, đau rát họng.
  • Thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giải độc.
  • Chữa bệnh thấp khớp.
  • Điều trị các bệnh lý về da, đồng thời giảm tình trạng nổi mề đay, dị ứng, viêm loét và ghẻ lở ngoài da.

Trong Y học hiện đại

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, lá khôi còn có những công dụng như sau:

  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Lá khôi có tác dụng cải thiện các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ăn uống không ngon miệng, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề dạ dày: Các hoạt chất có trong cây lá khôi chữa trào ngược dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày gây ù tai và cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày rất hiệu quả bởi khả năng kiểm soát hàm lượng axit có trong dịch vị dạ dày, giảm các cơn đau do tình trạng viêm loét dạ dày gây ra.
  • Giải tỏa căng thẳng, lo lắng: Đối với những người thường gặp phải các vấn đề về sức khỏe như chịu áp lực thường xuyên, suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, chất lượng giấc ngủ kém… thì có thể sử dụng lá khôi để cải thiện những tình trạng này.
  • Chống lại vi khuẩn HP: Sự xâm nhập của vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, các hoạt chất có trong lá khôi có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, ngăn ngừa tình trạng oxy hóa, khôi phục lại chức năng của dạ dày và hạn chế được nguy cơ hình thành khối u.
  • Thúc đẩy quá trình làm lành vết thương: Nhờ khả năng chống viêm nên lá khôi có khả năng phòng ngừa và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ở những vùng da có vết thương hở. Đồng thời, các hoạt chất trong lá khôi còn giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
Lợi ích của lá khôi là gì? Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày như thế nào? 2
Các hoạt chất có trong lá khôi có khả năng cải thiện giấc ngủ tốt hơn

Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày như thế nào?

Sử dụng lá khôi hay hạt sang chữa dạ dày là phương pháp dân gian thường được áp dụng để chữa đau dạ dày, trào ngược dạ dày hay triệu chứng trào ngược dạ dày gây nấc cụt, ù tai. Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày thông qua các bài thuốc sau đây nhé, cụ thể như sau:

Lá khôi chữa trào ngược dạ dày

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: 20 gam lá khôi tía.

Cách thực hiện: Dùng lá khôi tía đã chuẩn bị sắc với nước uống hàng ngày để chữa chứng trào ngược dạ dày.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Lá khôi tía: 60 gam.
  • Khổ sâm: 12 gam.
  • Bồ công anh: 40 gam.
  • Cam thảo dây: 20 gam.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các vị thuốc trên cùng với 1,5 lít nước vào ấm sắc thuốc.
  • Đun sôi trong vòng 20 phút, sau đó tắt bếp.
  • Chắt lấy nước uống 3 lần/ngày trước khi ăn.

Lá khôi chữa viêm loét dạ dày

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Khổ sâm: 16 gam.
  • Uất kim: 8 gam.
  • Hương phụ: 8 gam.
  • Lá khôi tía: 20 gam.
  • Hậu phác: 8 gam.
  • Bồ công anh: 20 gam.
  • Cam thảo nam: 16 gam.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc uống như trà, dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Bồ công anh: 12 gam.
  • Lá khổ sâm: 12 gam.
  • Nhân trần: 12 gam.
  • Chút chít: 10 gam.
  • Lá khôi tía: 10 gam.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn.
  • Dùng 30 gam/ngày pha với nước sôi để nguội rồi uống.

Lá khôi chữa đau dạ dày cả khi đói hoặc no

Nguyên liệu:

  • Lá khôi tía: 25 gam.
  • Ô tặc cốt: 15 gam.
  • Thảo quyết minh: 20 gam.
  • Mẫu lê: 20 gam.

Cách thực hiện:

  • Đem các vị thuốc trên sao vàng rồi tán thành bột mịn.
  • Pha uống với nước đun sôi để nguội. Dùng 1 thìa cà phê/lần và dùng 3 - 4 lần/ngày.

Lá khôi chữa đau dạ dày có thể trạng mệt mỏi, đau vùng thượng vị

Nguyên liệu:

  • Lá khôi: 80 gam.
  • Cam thảo: 10 gam.
  • Lá khổ sâm: 12 gam.
  • Lá bồ công anh: 40 gam.

Cách thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu đi thái nhỏ, phơi khô.
  • Sau đó đem chúng sắc với 400ml nước, đun đến khi còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp.
  • Gạn lấy nước thuốc và chia uống 2 lần, uống khi đói bụng.
Lợi ích của lá khôi là gì? Cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày như thế nào? 3
Bạn có thể áp dụng cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày cùng với các vị thuốc khác

Các bài thuốc sử dụng lá khôi để chữa bệnh dạ dày được nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể có sự sai lệch trong quá trình truyền miệng, lưu giữ. Hơn nữa, hiệu quả của các bài thuốc trên chưa được Bộ Y tế công nhận. Do đó, khi bạn có những biểu hiện có liên quan đến bệnh về dạ dày, hãy đến cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng các bài thuốc dân gian như sử dụng lá khôi hay cây xăng sê chữa trào ngược dạ dày mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ về viên uống Bình Vị Thái Minh có tác dụng hỗ trợ giảm dịch vị dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm này thông qua trang web của Nhà thuốc Long Châu.

Tóm lại, lá khôi được xem là một vị thuốc mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh dạ dày. Trong bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp các cách sử dụng lá khôi chữa dạ dày đến bạn đọc. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo y kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc trên để đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.