Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và thói quen lười vận động khiến máu huyết lưu thông kém, làm suy giảm tuần hoàn máu, gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Để tìm hiểu tại sao lười vận động lại làm suy giảm tuần hoàn máu và cách khắc phục ra sao? hãy tham khảo bài viết sau nhé.
Máu lưu thông khắp cơ thể để làm nhiệm vụ chuyên chở O2 và CO2 giữa phế nang và tế bào, vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột non đến các tế bào, đào thải các chất cặn bã, ngoài ra còn điều hòa hoạt động các cơ quan, điều hòa nhiệt độ cơ, tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh. Máu huyết có lưu thông tốt thì các tế bào, cơ quan hoạt động mới hiệu quả, giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu máu lưu thông kém sẽ dẫn đến rối loạn tuần hoàn các bộ phận trong cơ thể. Máu lưu thông kém ở bộ phận nào thì bộ phận đó sẽ suy yếu và gây bệnh.
Bệnh xảy ra phổ biến ở người cao tuổi và ngay cả người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh này. Ngày càng nhiều người trẻ cũng gặp các rối loạn tuần hoàn với các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất thăng bằng, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ hay các cảm giác tê bì chân tay, tê cứng cổ.
Suy giảm tuần hoàn máu gây ra một loạt các bệnh lý với các triệu chứng ở nhiều mức độ như sau:
Não
Một loạt các triệu chứng do thiếu máu đến não bao gồm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiền đình, ù tai, mất ngủ kinh niên, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, lú lẫn, làm việc trí óc không hiệu quả. Trong đó một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu của rối loạn tuần hoàn máu là đột quỵ não còn gọi là tai biến mạch máu não.
Mắt
Một số triệu chứng do thiếu máu đến mắt gồm khó nhìn, nhìn mờ, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh võng mạc, mờ mắt, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và mù lòa.
Tim
Các triệu chứng do thiếu máu cơ tim gây ra như đau thắt ngực, đau nhói, đau thắt chặt, đau khi gắng sức, đau ngay sau xương ức, lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, làm giảm chức năng co bóp cơ tim, gây ra bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim và hoại tử cơ tim (nhồi máu cơ tim cấp tính).
Thận
Thiếu máu toàn cơ thể hoặc do hẹp động mạch thận gây nên thiếu máu tới thận có biểu hiện như tình trạng tăng huyết áp, tăng Ure, Creatinin dẫn đến nhiễm độc tế bào, gây mệt mỏi và hôn mê do nhiễm độc tế bào não. Thiếu máu thận mạn tính làm tăng nguy cơ bị teo thận, suy giảm chức năng thận.
Phối
Thiếu máu tới phổi gây khó thở, tím tái đầu chi, lâu dần dẫn đến suy hô hấp, làm giảm hấp thụ oxy và giảm đào thải CO2. Thiếu máu nuôi dưỡng nhu mô phổi có thể gây nhồi máu, hoại tử nhu mô phổi, xẹp phổi và bội nhiễm – viêm phổi.
Dạ dày, ruột non, ruột già
Những triệu chứng thường gặp trong giảm khả năng hấp thu ở ống tiêu hóa như thiếu máu tới dạ dày, ruột non, ruột già gây ra đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống, nát. Thiếu máu mạn tính có khả năng làm nhồi máu ruột, teo niêm mạc ruột, hoại tử ruột, thủng ruột dẫn tới nhiễm khuẩn huyết.
Khớp tay, chân, xương sống
Trường hợp thiếu máu ở khớp tay, chân, xương sống làm giảm các chất nuôi dưỡng để tạo dịch khớp, làm khô các khớp, lâu dài dẫn tới dính khớp và thoái hóa khớp. Thiếu máu mạn tính ở khớp làm hệ xương giòn, dễ gãy đồng thời xuất hiện các ổ tạo máu trong xương làm giảm mật độ xương, gây lún, xẹp đốt sống.
Các cơ, chân tay
Thiếu máu đến các cơ ở chân, tay làm cơ bắp không được cung cấp đủ máu, khi hoạt động thể lực sẽ nhanh chóng bị mệt mỏi. Ngoài ra bệnh còn làm tích tụ Acid lactic gây chuột rút, tê mỏi, bì, lâu ngày có thể bị nhão, teo cơ, hoại tử cơ.
Vùng vai gáy
Thiếu máu tới vùng vai gáy gây ra các triệu chứng như đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, vận động khó khăn, đặc biệt gây đau nhiều khi quay, nghiêng đầu, giơ cao cánh tay.
Lười vận động, ngồi nhiều khiến ứ trệ khí huyết, lưu thông kém gây ra các chứng bệnh suy giảm tuần hoàn máu.
Đối với người lớn tuổi, tuần hoàn máu kém là tình trạng thường gặp phải do thành mạch máu của người già so với người trẻ thường kém hơn, dễ bị các mảng bám, xơ vữa gây tắc mạch khiến lưu thông máu bị ứ trệ. Nhưng ở người trẻ, khi lười vận động, khí huyết không lưu thông, sẽ dẫn đến những cơn đau nhức. Làm việc trí não quá nhiều mà không chú trọng đến chế độ nghỉ ngơi, tập luyện, ngủ đủ giấc... khiến người trẻ sớm mắc các chứng đau đầu kinh niên do rối loạn vận mạch não.
Theo bác sĩ, tình trạng này thường phổ biến ở những bạn trẻ lười vận động, ít quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, không ngủ đủ giấc, không tập luyện thể thao. Đặc biệt, những đối tượng lao động trí óc thường xuyên đối diện với áp lực công việc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài lưới vận động, bệnh lý này còn có thể xuất phát do một số bệnh lý nền khác như béo phì, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, tình trạng stress kéo dài và hút thuốc lá.
Để phòng tránh mắc suy giảm tuần hoàn máu, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng tốt giúp chúng ta không bị thiếu máu dinh dưỡng vì đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất, ngoài các bệnh lý thiếu máu như thiếu máu ác tính do cơ quan tạo máu, do khối u...
Việc phòng tránh bệnh suy giảm tuần hoàn máu không khó, chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng có các yếu tố tạo máu bao gồm bổ sung sắt, một thành phần quan trọng tạo nên hồng cầu, hay đạm.
Cần ăn đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều sắt. Những thực phẩm giàu sắt gồm lòng đỏ trứng, tim, gan, bầu dục, thịt bò, thịt gà... Để hấp thu được sắt dễ dàng hơn cần phải bổ sung Vitamin C cho cơ thể. Ngay cả những người bị Cholesterol cao vẫn có thể ăn những loại thực phẩm này khoảng 1 bữa/tuần, ăn từ 2 - 3 quả trứng mỗi tuần.
Việc theo chế độ ăn uống khoa học rất cần thiết và cũng là một trong những cách tăng tuần hoàn máu đơn giản mà hiệu quả. Một số loại rau củ có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho máu như:
Bông cải xanh có chứa các hàm lượng tốt cho tuần hoàn máu não như Vitamin A, C, chất xơ, sắt, Magie.
Rau cần tây có chứa nhiều chất giúp thải độc máu, tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ tuần hoàn máuAxit amin, Vitamin, sắt, kẽm.
Dâu tây có thành phần chính là Carbohydrate, Folate, kẽm, chất xơ và Vitamin C là các chất có thể phòng ngừa chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Củ dền có tác dụng chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành nitrit giúp mở rộng lưu thông mạch máu.
Nho đỏ có tác dụng đào thải mỡ thừa, tăng lưu lượng máu.
Người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn cân bằng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, không để bị thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nhưng phải tránh tình trạng thừa cân, béo phì, đồng thời phải thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. Có như vậy bạn mới có một cơ thể khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc suy giảm tuần hoàn máu cũng như suy giảm tuần hoàn não.
Theo các chuyên gia y tế, chúng ta cần tập thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn 30 – 50 phút/ ngày. Các bài luyện tập với cường độ nhẹ giúp nhịp tim tăng lên, rất tốt cho hệ tuần hoàn mạch máu. Mỗi lần vận động, tập thể dục giúp bạn tăng thêm 15% lưu lượng máu chảy về não.
Chế độ tập luyện cho từng đối tượng
Đối với người trẻ
Mỗi ngày, thực hiện động tác kéo dãn cơ vài phút giúp máu lưu thông và ngăn tình trạng cứng cơ tốt hơn.
Đối với người cao tuổi
Cần nghỉ ngơi hợp lý trong mốc thời gian 11 - 13 giờ trưa để máu lưu thông lên não và tái tạo tế bào mới.
Tập hít thở nhịp nhàng
Có tác dụng tăng cường oxy vận chuyển trong máu.
Đối với người cao tuổi
Có thể tập thở trong khoảng thời gian từ 5 - 6 giờ 30 sáng.
Đối với người trẻ tuổi
Tập luyện hít thở hàng ngày cùng các bài thể dục nhịp nhàng.
Thực hiện việc hít thở bằng mũi
Hít từ từ, càng sâu càng tốt. Sau đó thực hiện thở sâu lôi kéo vùng bụng tham gia để đẩy oxy xuống dưới phổi.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.