Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mắc bệnh chàm khô da đầu có khỏi được không?

Ngày 19/04/2022
Kích thước chữ

Nếu bạn cảm thấy da đầu bị ngứa liên tục kèm theo những mảng trên da bong tróc thì rất có thể bạn đã mắc bệnh chàm khô da đầu. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh không được kiểm soát và điều trị sớm sẽ gây ra viêm nhiễm trùng da ở người bệnh.

Chàm khô da đầu là bệnh da liễu mãn tính làm cho da đầu luôn bị ửng đỏ, tiết dầu và bong tróc vảy ở trên bề mặt da. Tuy bệnh này không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe con người nhưng lại có tính chất dai dẳng kéo dài và khó có thể trị dứt điểm được. Vì vậy người bệnh nên có những biện pháp điều trị và chăm sóc bệnh đúng cách để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. 

Chàm khô da đầu là bệnh gì?

Chàm khô da đầu hay còn gọi là bệnh viêm da tiết bã, xuất hiện do da đầu bị khô hoặc do rối loạn tiết bã nhờn gây nên. Bệnh có triệu chứng phổ biến là ngứa hoặc hình thành các mảng giống gàu ở trên da đầu. Chúng có thể tự biến mất sau vài ngày xuất hiện nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài đến khoảng vài năm.

Mắc bệnh chàm khô da đầu có khỏi được không? 1

Chàm khô da đầu là hiện tượng những mảng trắng bong tróc trên da

Theo các chuyên gia và bác sĩ da liễu, bệnh chàm khô da đầu không thể chữa khỏi dứt điểm, nhưng người bệnh có thể điều trị bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Để điều trị bệnh nhanh khỏi, giúp suy giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai, người bệnh nên tìm hiểu và điều trị ngay khi bệnh mới hình thành.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô da đầu

Căn bệnh này có cơ chế hoạt động rất phức tạp. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Đây được cho là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên bệnh lý da liễu mãn tính này. Theo số lượng thống kê, những người mắc bệnh chàm khô da đầu thường có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh chàm hoặc các bệnh ngoài da liên quan lên đến 70%.
  • Nấm men: Sự phát triển quá độ của nấm men đã kích thích các triệu chứng của bệnh chàm bùng phát. 
  • Rối loạn hoạt động tiết bã nhờn: Tuyến bã nhờn có nhiệm vụ bài tiết dầu nhằm bảo vệ da, duy trì lượng ẩm và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên có một số trường hợp tuyến bã nhờn bị rối loạn làm cho da đầu gặp nhiều vấn đề bất thường, gây bít tắc lỗ chân lông làm cho nấm men phát triển và gây ra bệnh chàm da đầu.

Mắc bệnh chàm khô da đầu có khỏi được không? 2

Nấm men phát triển quá độ làm cho tình trạng bệnh chàm da đầu trở nên nặng hơn

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì cũng có một số nhân tố rủi ro khác như:

  • Dị ứng: Chàm khô đầu đầu hoặc thể loại chàm khác đều có cơ chế miễn dịch với dị ứng. Vì vậy các triệu chứng của bệnh sẽ bùng phát mạnh hơn khi tiếp xúc với phấn hoa, các sản phẩm có chứa hóa chất, dị ứng thời tiết,...
  • Căng thẳng thần kinh: Stress, áp lực trong công việc và học tập đều là nguyên nhân làm cho thần kinh bị căng thẳng. Điều này đã vô tình kích thích phản ứng của hệ miễn dịch và gây ra các bệnh da liễu mãn tính, bệnh chàm khô da đầu cũng có mặt trong đó.
  • Tác động cơ học: Một số hành động như búi tóc quá chặt, gãi đầu liên tục, chà xát mạnh da đầu,... đều làm cho da bị kích ứng và viêm đỏ, thậm chí còn làm da đầu tổn thương nặng và tăng nguy cơ bội nhiễm.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm khô da đầu

Các triệu chứng quen thuốc của bệnh là bong da, đỏ, ngứa, tạo vảy, hình thành mảng da nhờn và rụng tóc liên tục. Tùy thuộc vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm khô da đầu

Các triệu chứng quen thuốc của bệnh chàm là bong da, đỏ, ngứa, tạo vảy, hình thành mảng da nhờn và rụng tóc liên tục. Tùy thuộc vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển mà bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng da khô da đầu ở trẻ nhỏ:

  • Thường xảy ra ở những đối tượng từ 0 - 3 tháng tuổi, có xu hướng suy giảm khi trẻ lớn dần.
  • Vùng da chàm bị đỏ nhẹ hoặc không.
  • Xuất hiện các mảng da màu nâu đậm hoặc nâu vàng bám chặt vào da đầu, khó bong tróc.
  • Không gây ngứa ngáy hay khó chịu cho bé.

Triệu chứng da khô da đầu ở người lớn

  • Vùng da chàm bị đỏ, tiết nhiều dầu và bã nhờn.
  • Xuất hiện nhiều vảy bong, có màu nâu hoặc trắng với kích thước nhỏ và dễ bong tróc.
  • Tóc luôn trong tình trạng bết dính do vảy bong ra và các mảng gàu bám vào chân tóc.
  • Thường có cảm giác nóng rát, phồng rộp, ngứa nhẹ, nhất và vào thời tiết mùa hè.
  • Nếu thường xuyên gãi cào mạnh thì da sẽ xuất hiện tổn thương thứ phát dạng lichen hóa (thâm nhiễm, nứt nẻ da, da dày sừng, ngứa ngáy,...).

Các biện pháp chữa trị chàm khô da đầu

Sử dụng thuốc điều trị

Da đầu là nơi luôn có nhiều dầu thừa tiết ra, rất thuận lợi cho việc nấm men phát triển, kích thích tổn thương da lan rộng và khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa dữ dội. Các loại thuốc điều trị bệnh thường được sử dụng như:

  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này thường được dùng khi vùng da của người bệnh ngứa ngáy quá nhiều vì thuốc có thể dung nạp rất tốt và tương đối lành tính, ít khi gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc corticosteroid dạng bôi ngoài: Có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và giảm ngứa. Nhưng loại thuốc này chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, nếu tự ý dùng liều cao rất dễ xảy ra các tác dụng phụ như rạn da, nổi mụn, teo da,...
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Được dùng thay thế trong trường hợp Thuốc corticosteroid dạng bôi ngoài không có hiệu quả. Thuốc này ít xảy ra tác dụng phụ hơn nhưng không phù hợp với trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Thuốc kháng nấm đường uống: Có hoạt tính ức chế nấm mạnh, giúp kiểm soát tình trạng nấm men và làm suy giảm các triệu chứng trên da.

Mắc bệnh chàm khô da đầu có khỏi được không? 3

Sử dụng một số loại thuốc Tây y để bệnh tình được cải thiện và suy giảm

Sử dụng dầu gội đầu để điều trị

Dầu gội kháng nấm: Tiêu biểu nhất là dầu gội chứa Selenium sulfide, có tác dụng loại bỏ một số chủng vi nấm, hạn chế xuất hiện các triệu chứng như da khô, ngứa ngáy,... Sử dụng dầu gội ít nhất 2 lần/ tuần để thấy sự cải thiện rõ rệt.

Dầu gội chứa kẽm pyridine: Có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt, hỗ trợ làm giảm tốc độ sản sinh các tế bào da và hạn chế da bong tróc. Có thể sử dụng 3 lần/ tuần để sản phẩm phát huy tác dụng. Tuy nhiên sản phẩm lại có tác dụng phụ là gây kích ứng da.

Dầu gội chứa axit salicylic: Có khả năng làm bong tróc các mảng ở trên da đầu, làm sạch bã nhờn và ức chế hoạt động của nấm men, giúp cho da đầu luôn được sạch và khô thoáng.

Một số biện pháp tự nhiên

  • Tinh dầu tràm: Có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm cực mạnh. Người bệnh có thể nhỏ vài giọt vào dầu gội đầu rồi sử dụng như bình thường.
  • Lá trầu không: Có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, ức chế nấm và vi khuẩn mạnh. Ngoài ra, dùng lá trầu không còn giúp da đầu sạch bã nhờn và thông thoáng. Để tình trạng được cải thiện rõ rệt, nên dùng để gội đầu từ 2-3 lần/ tuần.
  • Mặt nạ ử tóc từ dầu dừa: Giúp cải thiện tình trạng tóc gãy rụng và xơ yếu. Sử dụng một ít dầu dừa thoa lên tóc sau khi gội, ủ khoảng 5 phút rồi gội sạch lại bằng nước ấm.
  • Mật ong: Có đặc tính kháng nấm, kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt, có thể làm giảm ngứa và hạn chế tình trạng bong tróc da. Tuy mật ong không thể điều trị dứt điểm bệnh chàm nhưng nó có thể làm lành các vết tổn thương trên da đầu một cách nhanh chóng. 

Chàm khô da đầu tuy là một loại bệnh lý lành tính nhưng lại dai dẳng và rất dễ tái phát. Để giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt và nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin