Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ thể chúng ta dễ gặp phải hiện tự phù nề ở mặt, chân, tay. Để khắc phục tình trạng này, người ta thường tìm đến các bài thuốc dân gian chữa phù nề.
Chứng phù nề có thể gặp ở bất kỳ ai, dù lớn tuổi hay nhỏ tuổi. Những người mắc phù nề sẽ rất tự ti về ngoại hình cũng như sức khỏe bị giảm sút đáng kể. Để khắc phục triệu chứng này, các bài thuốc dân gian chữa phù nề đã ra đời. Chúng được nhiều người Việt ưu tiên trong điều trị bệnh phù bởi lành tính và nguyên liệu dễ tìm.
Phù nề là tình trạng sưng do lượng dịch bên trong cơ thể bị thừa và mắc kẹt giữa các mô. Phù có thể xuất hiện bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, tuy nhiên vị trí hay bị phù nhất là mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân. Người lớn tuổi và phụ nữ đang mang thai là hai đối tượng dễ gặp chứng phù nề nhất.
Một số biểu hiện thường gặp của người mắc chứng phù nề:
Các bài thuốc dân gian chữa phù nề thường khắc phục được các vấn đề của nội tạng. Bởi khi cơ thể mắc phù nề, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cơ quan nội tạng bên trong bị tổn thương. Một số bệnh gây phù có thể kể đến như:
Bệnh thận: Thận bị tổn thương, chức năng lọc và loại bỏ dịch của thận sẽ bị ảnh hưởng. Dịch có khả năng cao bị rò rỉ ra ngoài. Biểu hiện đầu tiên của người bị thận thường phù ở mắt và chân. Những ai bị hội chứng thận hư sẽ bị phù nề nặng.
Bệnh gan: Xơ gan là căn bệnh làm giảm chức năng của gan, từ đó làm thay đổi hormone cũng như các chất điều chỉnh chất lỏng. Người mắc xơ gan sẽ có chất lỏng rò rỉ ra khỏi mạch máu và các mô xung quanh gây phù. Người bệnh xơ gan hay bị phù nề từ bụng đến chân.
Thai kỳ: Lúc mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra các hormone kích thích giữ lại Natri và nước nên thường khiến vùng mặt, tay, chân bị sưng phù. Khi mang thai, máu đông dễ dàng hơn và làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gây phù.
Đái tháo đường: Biến chứng của đái tháo đường là suy thận, suy gan, mất protein và phù nề. Bản thân các loại thuốc chữa trị bệnh đái tháo đường cũng gây tích nước, sưng phù ở người điều trị.
Dị ứng: Một số người nhạy cảm với các thành phần của thuốc hoặc ăn phải thực phẩm không đảm bảo hay bị côn trùng cắn sẽ bị phù nề. Dấu hiệu thường gặp là sưng phù ở mặt và da. Nếu tình trạng dị ứng nặng hơn gây ngạt thở và nguy hiểm đến tính mạng.
Râu ngô có tác dụng làm mát cơ thể, tiêu phù, lợi tiểu và giúp hạ huyết áp, điều trị bệnh phù thủng.
Vỏ bí đao kết hợp cùng đậu tằm giúp kiện tỳ, giải phóng nhiệt, lợi tiểu và tiêu phù nề hiệu quả.
Rễ cỏ tranh là một trong những loại dược liệu có công dụng lợi tiểu và tiêu phù.
Bài thuốc này còn phù hợp với những ai tiểu rắt, tiểu bí, suy giảm chức năng đào thải gây phù chân, phù mặt.
Bài thuốc giúp đẩy nhanh quá trình thoát nước, giảm phù chân, đau mỏi tay chân. Đây cũng là bài thuốc Đông y chữa viêm họng, viêm đường hô hấp.
Bài thuốc này trị phù chân cũng như chữa khó tiêu, chân tay lạnh do thận kém. Thuốc giúp bồi bổ thận, hoá ứ khí.
Trên đây là các bài thuốc dân gian chữa phù nề. Nếu bạn hoặc người thân đang có triệu chứng bị sưng, phù ở cơ thể, có thể thăm khám các cơ sở Đông y uy tín và tự sắc lấy thuốc uống điều trị tại nhà. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích để bạn chủ động trong việc lựa chọn thuốc nam để trị bệnh.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.