Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lông quặm, hay quặm mi là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Mặc dù không quá nguy hiểm đến mức nghiêm trọng, nhưng quặm mi thường tạo ra cảm giác khó chịu và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bị ảnh hưởng.
Người bị quặm mi thường trải qua các triệu chứng như đau, đỏ mắt, chảy nước mắt, ngứa ngáy,... Trong các trường hợp nặng, quặm mi có thể gây tổn thương giác mạc. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể đa dạng, và việc loại bỏ sớm là quan trọng để tránh gây tổn thương mắt nặng. Vì vậy các mẹo chữa lông quặm và giảm tình trạng bị lông gặm được rất nhiều người quan tâm.
Lông quặm là hiện tượng lông mi mọc ngược hướng so với trạng thái bình thường, điều này có thể dẫn đến việc chúng đâm vào trong mắt. Khi lông mi mọc sai hướng và cọ xát vào các phần nhạy cảm như giác mạc, kết mạc và bề mặt bên trong mí mắt, điều này có thể gây ra nhiều vấn đề và kích ứng, bao gồm:
Những triệu chứng này thường là dấu hiệu của bệnh lông quặm. Do đó, để giảm đi kích ứng và nguy cơ tổn thương mắt, việc điều trị thích hợp giúp điều chỉnh hình dạng và hướng mọc của lông mi để ngăn chúng cọ xát gây tổn thương mắt.
Mặc dù có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng lông quặm thường phổ biến nhất ở những người già. Một số bệnh lý có thể tăng nguy cơ phát sinh lông quặm bao gồm:
Các vấn đề trên đều có thể dẫn tới lông quặm, chúng ta có các mẹo chữa lông quặm và hạn chế các nguyên nhân dẫn tới việc lông quặm. Nếu tình trang mắt có vấn đề cần đến chuyên gia mắt để thăm khám và có cách chữa trị kịp thời.
Dưới đây là một số mẹo và biện pháp chăm sóc có thể hỗ trợ và giảm tình trạng lông quặm:
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, một số mẹo chữa lông quặm có thể phù hợp hoặc không phù hợp. Nếu tình trạng lông quặm kéo dài hoặc trở nặng, việc thăm bác sĩ là quan trọng để có phương pháp điều trị hợp lý.
Phẫu thuật lông quặm là phương pháp điều trị chủ yếu có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lông quặm mà bác sĩ sẽ lựa chọn các kỹ thuật can thiệp khác nhau như sau:
Đối với trường hợp lông quặm chỉ xuất hiện từng phần chứ không phải toàn bộ mi mắt thì bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật triệt lông mi và nang lông.
Phẫu thuật tái định vị lông mi và nang lông sẽ giải quyết các tình trạng sau:
Bên cạnh việc phẫu thuật can thiệp, người bệnh có thể sử dụng chất bôi trơn làm giảm sự chà sát của lông mi bằng cách nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ để giúp mắt dễ chịu hơn.
Nếu trường hợp bệnh nghiêm trọng như có sẹo ở mắt, hội chứng Stevens-Johnson là nguyên nhân khiến mi mọc lệch hướng thì bạn cần thăm khám và điều trị triệt để các tình trạng này.
Ngoài ra, người đau mắt hột có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc doxycyclines nhằm ức chế các nguyên bào sợi cơ và giúp ích trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa lông quặm tái phát sau phẫu thuật.
Ngoài việc sử dụng các mẹo chữa lông quặm, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình trạng này. Việc duy trì thói quen và chế độ chăm sóc sức khỏe mắt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải.
Lông quặm tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị có thể diễn biến nghiêm trọng và ảnh hưởng đến thị lực. Do đó, bạn nên theo dõi tình trạng mắt nói riêng cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân nói chung. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh mà bản thân đang gặp phải để có hướng điều trị và chăm sóc phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.