Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mách bạn những cách chữa trị đá bóng bị trẹo cổ chân tại nhà

Ngày 03/07/2022
Kích thước chữ

Đá bóng bị trẹo cổ chân thường gây đau đớn và ảnh hưởng lớn đến việc vận động. Biết cách chữa trị kịp thời sẽ giảm các biến chứng trong thời gian sớm nhất.

Đá bóng bị trẹo cổ chân là chấn thương phổ biến trong thể thao và hoạt động càng ngày. Khi bị trẹo cổ chân, người bệnh thường bị đau đớn trong vận động, đi lại. Nếu để nặng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần biết cách để chữa trị kịp thời nhằm giảm các cơn đau nhanh chóng.

Đá bóng bị trẹo cổ chân là gì?

Mách bạn những cách chữa trị đá bóng bị trẹo cổ chân tại nhà 1 Đá bóng trị trẹo cổ chân

Trẹo cổ chân là tình trạng uốn cong hoặc xoay vặn bàn chân quá mức làm mất tính ổn định của khớp. Chấn thương này thường xảy ra khi vận động thể thao, va chạm, té ngã hoặc tai nạn. Khi bị trẹo cổ chân, mức độ nhẹ có thể bị giãn dây chằng quanh khớp. Tuy nhiên, nếu bệnh biến chuyển nặng xuất hiện những tổn thương rách, đứt dây chằng, tụ máu quanh khớp thậm chí là trật khớp.

Có thể nhận biết bị trẹo cổ chân bằng các biểu hiện như:

  • Sưng phù và bầm tím vùng da quanh khớp.
  • Xuất huyết tại vị trí bị tổn thương.
  • Khó cử động khớp mắt cá chân của bạn.
  • Suy giảm khả năng vận động nặng nề.
  • Mắt cá chân bị biến dạng.

Nguyên nhân bị trẹo cổ chân

Đá bóng bị trẹo cổ chân nói riêng hay những hoạt động khác nói chung thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Té ngã, tai nạn khiến bàn chân bị uốn cong.
  • Tiếp đất bằng chân một cách không chủ ý hoặc vụng về sau khi xoay người hoặc nhảy.
  • Tập thể dục, đi bộ hoặc chạy trên bề mặt không bằng phẳng.
  • Có một cú đánh mạnh lên mắt cá chân.
  • Va chạm giữa chân bạn với người khác.
  • Mang giày cao gót hoặc giày không phù hợp với hoạt động.

Ngoài ra, những đối tượng dễ gặp phải chấn thương trẹo cổ chân có thể kể đến như: người thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao; người có thể trạng kém, người đã từng bị chấn thương trước đó; mắt cá chân có cấu tạo bất thường từ khi sinh ra; mắc hội chứng Ehlers - Danlos với các biểu hiện như da, mô và cơ lỏng lẻo; hút thuốc lá hoặc béo phì.

Đá bóng trẹo cổ chân có nguy hiểm không?

Mách bạn những cách chữa trị đá bóng bị trẹo cổ chân tại nhà 2 Đá bóng bị trẹo cổ chân có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Chấn thương trẹo cổ chân thường được đánh giá mức độ nguy hiểm qua các tổn thương đi kèm như bong gân, rách dây chằng, trật khớp (sai khớp). Thông thường trẹo cổ chân sẽ mất 6 - 12 tuần để hồi phục hẳn. Trong trường hợp chấn thương chuyển biến nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng khớp vĩnh viễn.
  • Hạn chế hoặc mất khả năng vận động khớp.
  • Đau khớp mãn tính.
  • Viêm khớp.
  • Tổn thương mạch máu và dây thần kinh cổ chân.
  • Xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch.
  • Khớp mắt cá chân không ổn định.

Cách chữa trị trẹo cổ chân hiệu quả

Tùy thuộc và sức khỏe và mức độ chấn thương của mỗi người mà cách chữa trị cũng khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẹo cổ chân ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng những cách chữa trị dưới đây.

Mách bạn những cách chữa trị đá bóng bị trẹo cổ chân tại nhà 3 Chữa trị trẹo cổ chân đúng cách

Áp dụng biện pháp sơ cứu RICE

RICE là biện pháp sơ cứu trẹo cổ chân được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Bao gồm các bước như: 

  • Nghỉ ngơi (Relax): Nghỉ ngơi tại chỗ, không vận động cổ chân. Sau đó dùng nẹp cố định để hạn chế xương khớp bị lệch.
  • Chườm đá (Ice): Cho đá vào túi và chườm vào vùng cổ chân bị sưng đau để giảm cơn đau hiệu quả.
  • Băng bó (Compression): Dùng băng thun để băng ép từ bàn chân đến đầu gối.
  • Nâng cao khớp cổ chân để giảm sưng (Elevation): Nằm kê chân cao từ 15 - 20cm để giúp tăng cường lưu thông máu.

Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn có thể kiểm soát tốt cơn đau đá bóng bị trẹo cổ chân bằng các loại thuốc không kê đơn như:

  • Paracetamol: Thuốc giảm đau này thường có hiệu quả nhanh khi dùng cho những cơn đau nhẹ.
  • Ibuprofen hoặc Naproxen sodium: Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen sodium (Aleve, những loại khác) thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Các thuốc này mang đến hiệu quả nhanh cho những cơn đau trung bình.

Đeo nẹp cố định

Trong trường hợp bị trẹo cổ chân nhẹ, bạn có thể sử dụng nẹp để cố định cổ chân bất động. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh được bó bột chân ngắn, duy trì trong khoảng 2 - 3 tuần.

Phẫu thuật

Khi chấn thương chuyển nặng, phẫu thuật là giải pháp để khắc phục những sai lệch trong cấu trúc xương. Các dạng phẫu thuật thường dùng trong điều trị trẹo cổ chân gồm: nội soi khớp, tái tạo. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang đến nhiều rủi ro như: xuất huyết nặng, nhiễm trùng, tổn thương thần kinh gây tê ngứa bàn chân.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp, những vấn đề mãn tính liên quan đến mắt cá chân nhằm tăng sức mạnh của khớp cổ chân. Bạn có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu như: Chuyển động sớm, bài tập củng cố, bài tập về thăng bằng, bài tập về sự nhanh nhẹn và sức bền

Trên đây là những thông tin liên quan đến chấn thương đá bóng bị trẹo cổ chân. Trẹo cổ chân là chấn thương dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn nên nắm rõ cách thức điều trị để giảm các cơn đau và ngăn chặn các biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển nặng, nên đến các cơ sở ý tế gần nhất để được chẩn đoán tốt hơn.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin