Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người lỡ ăn hạt măng cụt mà chưa biết măng cụt có ăn được hạt không. Thực tế đã có trường hợp phải cấp cứu vì nuốt hạt măng cụt. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hạt măng cụt có ăn được không.
Quả măng cụt có vỏ ngoài màu đen hoặc tím đậm. Phần ruột bên trong màu trắng, chia thành các múi, có chứa hạt hoặc không hạt. Với những múi chứa hạt to, mọi người thường nhả hạt khi ăn. Nhưng với những múi chứa hạt nhỏ, không ít người nuốt luôn cả hạt măng cụt. Cách ăn này có thực sự an toàn cho sức khỏe? Bạn xem giải đáp dưới đây để biết ăn măng cụt đúng cách.
Quả măng cụt có các múi to nhỏ khác nhau, một quả thường bao gồm 4 - 8 múi. Hạt nằm trong múi, có thể là hạt lép, hạt mẩy hoặc không chứa hạt. Hạt măng cụt ở dạng lép rất mềm nên dễ nhai. Khi nhai cả hạt, bạn không thấy đắng, không làm mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên của phần ruột màu trắng. Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy hạt măng cụt chứa độc tố.
Thực tế chưa ghi nhận các trường hợp dị ứng, ngộ độc do ăn hạt măng cụt. Vì vậy, thắc mắc có ăn được hạt măng cụt không được giải đáp là có. Bạn có thể nhai và nuốt những hạt măng cụt mềm. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều hạt để tránh đầy bụng, táo bón. Đối với những hạt to, bạn vứt bỏ giống như hạt của quả nhãn, vải… Đông y cũng không sử dụng hạt măng cụt để điều chế thuốc.
Việc nhai kỹ hạt măng cụt mềm có thể không nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng nếu chẳng may nuốt cả hạt măng cụt vào bụng, nhất là những hạt to sẽ là rắc rối lớn. Đầu tháng 8/2017, một người ở tỉnh An Giang (Việt Nam) được cấp cứu trong tình trạng nôn ói liên tục. Bác sĩ nội soi dạ dày, gắp được vị vật là hạt măng cụt kích thước 2x3cm và đang bắt đầu nảy mầm.
Nuốt phải hạt măng cụt cũng giống như nuốt phải dị vật. Nếu nhu động ruột có thể co bóp đẩy hạt ra ngoài, hạt sẽ được đào thải trong quá trình đại tiện. Trường hợp đường ruột không đào thải được hạt, nó sẽ nằm ở dạ dày gây tắc nghẽn đường ruột hoặc viêm nhiễm bề mặt mà nó tiếp xúc. Triệu chứng của người gặp nạn là nôn mửa, nếu không điều trị kịp thời có thể bị sốc phản vệ và tử vong.
Nuốt hạt măng cụt còn có rủi ro tắc nghẽn đường thở, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bề mặt hạt măng cụt trơn láng, rất dễ khiến người ăn vô tính nuốt phải. Để đảm bảo an toàn, khi ăn quả măng cụt có hạt to thì bạn nên thận trọng. Tốt nhất là nên loại bỏ hạt măng cụt và lọc lấy phần ruột màu trắng cho trẻ nhỏ ăn, không nên cho trẻ tự ăn và nhả hạt.
Giải đáp trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi măng cụt có ăn được hạt không. Quả măng cụt có nhiều múi nhưng không phải múi nào cũng chứa hạt. Nếu ngại nhả hạt, bạn nên chọn những quả chứa ít hạt. Dấu hiệu nhận biết quả măng cụt ít hạt hoặc hạt nhỏ dễ ăn là có nhiều múi. Bạn đếm số cánh hoa ở đáy quả măng cụt, có bao nhiêu cánh thì quả măng cụt có bấy nhiêu múi.
Hoặc bạn chọn những quả măng cụt nhỏ, còn gọi là măng cụt baby. Theo kinh nghiệm của người sành ăn, 90% các quả măng cụt baby đều không có hạt. Bạn nên chọn quả măng cụt nhiều múi hoặc nhỏ sẽ rất ít hạt.
Không còn khúc mắc măng cụt có ăn được hạt không, bạn yên tâm nhai những hạt mềm, vị dễ ăn. Măng cụt được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây”. Ăn măng cụt ngon ngọt, thanh mát và mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chất xơ trong măng cụt thúc đẩy đào thải cặn bã ra ngoài, khắc phục tình trạng táo bón. Chất xơ cũng nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Ăn măng cụt hỗ trợ cơ thể kiểm soát cân nặng, giảm ăn vặt vì có thể tạo được cảm giác no lâu. Hàm lượng chất xơ dồi dào của măng cụt cũng góp phần phòng ngừa máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.
Xanthones là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong quả măng cụt. Nó chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, làm chậm quá trình lão hóa của tế bào và tăng cường bảo vệ cơ thể. Theo nghiên cứu khoa học, xanthones còn có thể ức chế tế bào ung thư, phòng ngừa ung thư vú, dạ dày, phổi.
Đặc tính chống oxy hóa của xanthones giúp bảo vệ thành động mạch, duy trì tính đàn hồi của mạch máu quanh tim. Vitamin C và B9 trong măng cụt có tác dụng điều hòa đường huyết, cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2. Măng cụt chứa các axit amin tryptophan và amino giúp thư giãn tinh thần. Quả măng cụt còn mang tới nhiều lợi ích khác như: Đẹp da, bổ máu, tăng cường miễn dịch…
Bên cạnh thắc mắc măng cụt có ăn được hạt không, mọi người còn băn khoăn ăn nhiều măng cụt có hại không. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong một ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 30g măng cụt, tương đương 2 quả. Một tuần, bạn chỉ nên ăn 2 - 3 lần măng cụt. Quả măng cụt chứa nhiều axit lactic, dễ bị tích tụ trong máu và dạ dày gây ngộ độc, sốc phản vệ.
Măng cụt còn có nguy cơ gây dị ứng, phát ban, đau bụng và nôn mửa. Xanthones trong măng cụt rất tốt nhưng cũng độc hại vì nó cản trở máu đông. Xanthones tương tác với một số loại thuốc gây loãng máu, xuất huyết tiêu hóa. Để đảm bảo an toàn, măng cụt là thực phẩm cần tránh với người có cơ địa dị ứng, mắc bệnh đa hồng cầu, đang điều trị vết thương, trước và sau khi sinh.
Bài viết đã giải đáp măng cụt có ăn được hạt không và mách bạn cách chọn măng cụt ít hạt. Quả măng cụt tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn liên tục hàng ngày. Bạn tham khảo thêm các loại trái cây bổ dưỡng, lành mạnh khác để có thực đơn đa dạng hơn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.