Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mắt nhìn xa bị nhòe có thể là dấu hiệu bệnh lý ở mắt hoặc các vấn đề khác về sức khỏe. Bạn cần tìm ra nguyên nhân mắt bị nhòe khi nhìn xa để có cách điều trị đúng.
Mắt bị nhòe, bị mờ khi nhìn xa là hiện tượng mà nhiều người dễ bỏ qua vì hiếm khi gây cộm, ngứa, khó chịu. Ít ai hiểu được tính nghiêm trọng của hiện tượng mắt bị nhòe khi nhìn xa. Đây có thể là dấu hiệu ở giai đoạn đầu của những bệnh lý nguy cơ gây mù lòa. Mắt mờ như có màng che, không thấy rõ cũng cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm cần thăm khám, điều trị kịp thời.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng mắt bị mờ nhòe khi nhìn xa. Việc chẩn đoán cần dựa vào các xét nghiệm mắt và kiểm tra thị lực. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhòe mờ khi mắt nhìn xa.
Trong các bệnh lý ở mắt thì tật khúc xạ cận thị dễ gặp nhất. Bệnh do di truyền, thói quen nhìn quá gần khi học tập, làm việc hoặc xem thiết bị công nghệ. Triệu chứng của cận thị là không nhìn rõ các vật ở xa, chỉ nhìn được khi đứng ở khoảng cách gần. Nếu không thay đổi thói quen nhìn và chăm sóc mắt hợp lý, độ cận ngày càng tăng khiến khả năng nhìn xa càng khó.
Mắt phải điều tiết quá nhiều trong suốt thời gian dài dẫn tới hiện tượng rối loạn điều tiết. Hiện tượng này thường gặp ở những người có thói quen đọc sách liên tục mà không để mắt nghỉ ngơi, xem quá nhiều các thiết bị điện tử. Rối loạn điều tiết mắt làm giảm tầm nhìn xa, khiến cho mắt bị nhòe khi nhìn xa. Các triệu chứng có thể đi kèm là: Khô mắt, nhức mỏi mắt, cộm khó chịu.
Đây là bệnh ở mắt do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng gây nên. Trong đó, bệnh do virus và vi khuẩn có thể lây lan sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt của người bệnh. Tên gọi khác của viêm kết mạc là đau mắt đỏ. Ban đầu, mắt nhìn xa sẽ thấy mờ nhòe, nhạy cảm với ánh sáng, dễ chảy nước mắt. Sau đó là triệu chứng mắt đỏ, đau nhức, ngứa và có thể xuất hiện nhử nhèm.
Màng bồ đào là mống mắt, thể mi và hắc mạc của mắt. Viêm màng bồ đào xảy ra do nhiễm vi khuẩn, nhiễm độc hoặc chấn thương, có thể tái phát, gây biến chứng mù lòa. Biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh là mắt nhìn mờ, nhòe, mắt nhìn xa bị nhòe có cảm giác như nhìn qua màn sương. Các biểu hiện khác có thể gặp là đỏ mắt (dễ nhầm lẫn với đau mắt đỏ), đau nhức mắt, nhìn thấy nhiều bóng đen.
Một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh đục thủy tinh thể là nhìn lóa, mắt nhìn xa bị nhòe như có màn sương và có chấm đen ở khoảng cách xa. Bệnh liên quan đến di truyền, chấn thương mắt, tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc do biến chứng của viêm màng đào. Đục thủy tinh thể là bệnh lý nguy hiểm ở mắt, nếu kéo dài sẽ gây đau dữ dội và có thể gây mù lòa.
Mắt nhìn xa bị nhòe cũng là dấu hiệu mắc các bệnh lý ngoài mắt. Bạn chớ chủ quan khi gặp hiện tượng này vì có thể nó đang cảnh báo các bệnh sau:
Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao kéo dài gây tổn thương mao mạch võng mạc, tăng huyết tương vào võng mạc gây phù nề. Võng mạc bị phá hủy mao mạch dẫn tới thiếu máu, các mao mạch mới được sản sinh nhưng mong manh và dễ đứt gãy. Hậu quả là xuất huyết dịch kính, bong võng mạc khiến mắt nhìn bị mờ sương.
Dấu hiệu đột quỵ: Mắt nhìn mờ và nhìn thấy méo mó là biểu hiện đầu tiên của đột quỵ mắt. Hiện tượng này xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 mắt, nặng dần lên sau vài giờ hoặc vài ngày. Đây cũng là biểu hiện của đột quỵ não - tai biến mạch máu não. Lưu lượng máu đến não bị giảm mạnh hoặc gián đoạn dẫn tới thiếu oxy, làm chết các tế bào não, giảm thị lực đột ngột.
Tiền sản giật: Đây là bệnh gặp ở phụ nữ mang thai sau 20 tuần, nguy hiểm cho cả mẹ và con. Triệu chứng phổ biến là mắt bị mờ nhòe khi nhìn xa, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu. Bà bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám nếu có những dấu hiệu này.
Hiện tượng mắt nhìn xa không thấy rõ, bị mờ nhòe do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh mới có cách điều trị chuẩn nhất. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra mắt ở các bệnh viện, phòng khám chuyên về mắt và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Cùng với đó, bạn nên kết hợp điều trị tại nhà bằng việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn nhận thức rõ hơn về mức độ cần thiết của việc thăm khám, điều trị và phòng ngừa chứng mắt nhìn xa bị nhòe. Bạn chớ nên chủ quan khi thấy dấu hiệu mắt nhìn xa bị nhòe. Càng để lâu, các bệnh lý kể trên càng khó chữa. Lưu ý không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa mắt mờ nhòe nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.