Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Máy trợ thở hoạt động như thế nào? Khi nào cần sử dụng máy trợ thở

Ngày 17/01/2023
Kích thước chữ

Máy trợ thở là một công cụ đắc lực giúp bệnh nhân trong nhiều tình huống nguy cấp. Hẳn nhiều bạn thắc mắc máy trợ thở là gì? Khi nào thì cần sử dụng máy trợ thở? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Khi người bệnh bị bệnh lý liên quan tới cơ quan hô hấp hay tuần hoàn có thể khiến người bệnh không thể tự thở bình thường. Điều này có thể khiến người bệnh khó thở, hay nặng hơn là suy hô hấp đe dọa tính mạng người bệnh. Máy trợ thở là một thiết bị chuyên dụng cung cấp không khí, hỗ trợ quá trình thở cho bệnh nhân.

Tổng quan về máy trợ thở

Máy trợ thở là một thiết bị y tế chuyên dụng được dùng để hỗ trợ chức năng hô hấp cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân không thể tự thở bình thường được. Bác sĩ sẽ thao tác với máy trợ thở bằng cách đặt một ống vào cổ họng của bệnh nhân, đây là kỹ thuật đặt nội khí quản.

Ống thông tới tận khí quản giúp lưu thông khí từ môi trường vào phổi một cách dễ dàng.

Trong khi sử dụng máy trợ thở, bệnh nhân sẽ đeo một mặt nạ trùm kín miệng và mũi, mặt nạ này sẽ được kết nối với máy trợ thở cung cấp không khí cho người bệnh.

Máy trợ thở sẽ có nhiệm vụ bơm luồng không khí hoặc oxy nồng độ liên tục vào phổi người bệnh. Điều này giúp bệnh nhân tiếp nhận khí oxy và loại bỏ khí CO2. Bởi vậy, khi bệnh nhân sẽ chạy máy trợ thở liên tục cho tới khi người bệnh có thể hít thở bình thường đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể.

Máy trợ thở hỗ trợ chức năng hô hấp cho bệnh nhân Máy trợ thở hỗ trợ chức năng hô hấp cho bệnh nhân

Khi nào cần dùng máy trợ thở

Máy trợ thở thường được sử dụng khi người bệnh không thể tự thở bình thường hoặc trong trường hợp nồng độ oxy trong máu bệnh nhân quá thấp khiến người bệnh khó thở. Loại máy này sẽ hỗ trợ chức năng hô hấp của bệnh nhân cho tới khi bệnh nhân có thể tự hít thở và trở lại cuộc sống bình thường.

Bệnh nhân có thể sử dụng máy thở tại cơ sở y tế có trang thiết bị, trong tình huống nguy cấp trong xe cấp cứu. Ngoài ra, với một số trường hợp cần sử dụng máy trợ thở thường xuyên, người bệnh sẽ cần chuẩn bị máy trợ thở cá nhân sử dụng tại nhà.

Máy trợ thở đặc biệt hữu ích và là cứu cánh khẩn cấp cho những bệnh nhân mắc bệnh lý về đường hô hấp như:

Mặt khác, trong quá trình phẫu thuật với phương pháp vô cảm là gây mê toàn thân, bệnh nhân có thể khó thở trong quá trình mổ. Đặt nội khí quản cung cấp không khí từ bên ngoài sẽ hỗ trợ chức năng thở cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp đảm bảo lượng không khí cung cấp cho cơ thể hoạt động bình thường.

Máy trợ thở thường chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân.

Máy trợ thở được sử dụng khi bệnh nhân không thể tự thở bình thường

Lưu ý khi sử dụng máy trợ thở

Chuẩn bị trước khi sử dụng máy

Trước khi tiếp xúc với máy trợ thở, người bệnh nên biết một số bộ phận thường được sử dụng kèm với máy trợ thở, bao gồm:

  • Mặt nạ.
  • Đường ống dùng để kết nối mặt nạ với động cơ của máy.
  • Động cơ máy thổi khí.

Mỗi bệnh nhân sẽ được sử dụng mặt nạ hoàn toàn mới và được nhân viên y tế cài đặt thông số chạy trên máy khác nhau phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Trước khi sử dụng, cán bộ y tế sẽ điều chỉnh các thông số phù hợp với bệnh nhân. Cần đảm bảo độ chính xác khi cài đặt máy để người bệnh được hỗ trợ chức năng hô hấp tốt nhất.

Lưu ý trong khi sử dụng máy trợ thở

Trong quá trình sử dụng máy thở, bệnh nhân cần chú ý những điểm sau:

  • Bệnh nhân không được tự ý bỏ máy thở ra hoặc rút ống máy thở.
  • Người nhà bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều chỉnh bất cứ thông số nào trên máy trợ thở, cũng như không bỏ mặt nạ của người bệnh ra.
  • Tuyệt đối không tự điều chỉnh các thông số của máy thở.
  • Nếu người bệnh thấy khó chịu, cần báo lại với nhân viên y tế để được điều chỉnh sao cho thoải mái hơn.
  • Mặt nạ cần phù hợp với mặt bệnh nhân, đặt đúng vị trí để mặt nạ bao phủ được toàn bộ mũi và miệng của người bệnh. Nếu mặt nạ bị di lệch, người bệnh có thể nhờ nhân viên y tế điều chỉnh lại.
  • Người bệnh không ăn hay uống trong thời gian sử dụng máy trợ thở vì chất lỏng từ việc nuốt, nhai có thể sặc vào phổi gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Nếu sử dụng máy trong thời gian dài, người bệnh sẽ cần được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
  • Trao đổi với bác sĩ nếu thấy không thoải mái trong quá trình sử dụng máy trợ thở.
  • Nếu máy phát ra tiếng kêu, tiếng ồn bất thường, hãy báo ngay với cán bộ nhân viên y tế.
Bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu thấy không thoải mái trong quá trình điều trị

Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng máy trợ thở cho tới khi chức năng hô hấp tốt lên. Bác sĩ sẽ theo dõi trong suốt quá trình sử dụng máy thông qua việc thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò hình ảnh để đánh giá tình trạng bệnh nhân.

Nếu người bệnh chưa thể tự thở bình thường, máy trợ thở sẽ được điều chỉnh thông số để giúp bệnh nhân dần quen với việc tự thở. Khi người bệnh thở bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định rút ống thở.

Rủi ro khi dùng máy trợ thở

Dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng máy trợ thở tương đối an toàn. Hầu hết rủi ro có thể gặp phải đều do việc đeo mặt nạ quá lâu hay quá chặt, như:

  • Dị ứng, mẩn ngứa hay tổn thương da mặt do đeo mặt nạ quá lâu.
  • Đầy hơi, chướng bụng do khí thoát vào thực quản.
  • Khô miệng, rát họng.
  • Đau rát xoang.
  • Viêm phổi.

Những rủi ro xảy ra phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân cũng như thời gian sử dụng máy trợ thở. Chính vì vậy, khi sử dụng máy trợ thở cá nhân tại nhà hay máy thở tại các cơ sở y tế đều cần sự theo dõi sát sao từ bác sĩ điều trị cùng đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn.

Ngoài ra, cần điều trị và sử dụng máy trợ thở tại những cơ sở khám chữa bệnh uy tín và được sự công nhận của Bộ Y tế trong việc khám chữa bệnh.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề máy trợ thở. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. Khi người bệnh sử dụng máy trợ thở cần được sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ điều trị cũng như đội ngũ cán bộ y tế. Điều này sẽ giúp việc sử dụng máy hỗ trợ chức năng hô hấp hiệu quả, cũng như tránh được rủi ro khi sử dụng máy trợ thở.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin