Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Siêu âm thai để làm gì, khi nào nên đi siêu âm thai,... là những thắc mắc hầu như chị em nào cũng đặt ra khi biết mình có dấu hiệu mang thai. Có thể nói, siêu âm là phương pháp cho kết quả chính xác cao và an toàn trong việc xác định phụ nữ có mang thai hay không cũng như giúp theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Siêu âm thai là kỹ thuật cận lâm sàng rất quan trọng mà mẹ bầu nào cũng phải thực hiện theo từng cột mốc trong thai kỳ. Thời gian khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu hay lịch siêu âm thai trong thai kỳ như thế nào là điều mẹ bầu cần phải biết để đảm bảo quá trình mang thai được an toàn và khỏe mạnh.
Siêu âm thai nhi từ lâu đã trở thành phương pháp an toàn và phổ biến nhất để theo dõi và kiểm tra thai nhi. Sử dụng sóng siêu âm tần số cao, kỹ thuật này ghi lại những hình ảnh của thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
Siêu âm thai có thể được thực hiện qua đường bụng hay đầu dò âm đạo, cả hai đều là kỹ thuật không xâm lấn và thường kéo dài từ 15 đến 30 phút cho mỗi lần thực hiện.
Trong quá trình siêu âm, hình ảnh thai nhi sẽ hiển thị trên màn hình máy tính. Nó cho phép các bác sĩ quan sát tỉ mỉ cấu trúc và hoạt động của thai nhi, đảm bảo theo sát mọi cột mốc phát triển. Ngoài việc đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi, siêu âm còn giúp phát hiện những bất thường tiềm ẩn, từ đó chủ động đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất có thể cho cả bé và cha mẹ.
Như đã đề cập bên, siêu âm thai là kỹ thuật giúp chị em xác nhận có mang thai hay không. Tiếp đến, thông qua phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, bác sĩ sản khoa còn có thể biết được các vấn đề sau đây:
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của siêu âm thai nhi nằm ở khả năng xác định vị trí làm tổ của thai nhi. Sau khi trứng và tinh trùng kết hợp, hợp tử bắt đầu hành trình làm tổ trong tử cung.
Siêu âm được thực hiện khoảng 10 đến 13 ngày sau khi trứng thụ tinh sẽ giúp mang lại hình ảnh rõ ràng về thai nhi trong bụng mẹ. Bác sĩ sẽ xác định bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chẳng hạn như có mang thai ngoài tử cung hay không. Việc kiểm tra này có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn vì thai làm tổ ngoài tử cung khi phát triển to có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt cho mẹ bầu. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, thai phụ có thể bị đe dọa tính mạng.
Ngoài việc xác nhận chính xác mang thai, siêu âm thai nhi còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các giai đoạn phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên.
Giai đoạn này dễ gặp phải nhiều vấn đề bất thường khác nhau, bao gồm hội chứng trứng rỗng, mang thai ở buồng trứng và dị tật thai nhi. Siêu âm thai nhi đóng vai trò như một người bảo vệ giúp phát hiện sớm những vấn đề này. Trong các trường hợp dị tật thai nhi như thai vô sọ hoặc thiếu chi, siêu âm cho phép xác định nhanh chóng, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.
Siêu âm thai nhi lần đầu là dấu mốc quan trọng trong hành trình mang thai. Vậy khi nào nên đi siêu âm thai lần đầu? Theo bác sĩ chuyên khoa, trong quá trình phát triển của thai nhi, siêu âm là việc không được bỏ sót vì nó mang lại giá trị về nhiều mặt, bao gồm cả giúp phát hiện sớm một số bệnh lý có khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.
Tuy nhiên, nếu tiến hành siêu âm sớm dưới 3 tuần đầu sẽ không có tác dụng do kích thước thai nhi lúc này còn rất nhỏ. Vậy nếu phát hiện dấu hiệu mang thai, hoặc xác định có thai bằng que thử tại nhà thì khi nào nên đi siêu âm thai?
Quyết định khi nào nên đi siêu âm thai nhi lần đầu phải dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể. Chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu khoảng giai đoạn sau 6 tuần là thời gian tốt nhất để siêu âm nhằm xác định chắc chắn có thai hay không, thai làm tổ đúng vị trí chưa cũng như có tim thai chưa. Việc siêu âm thai định kỳ trong quá trình mang thai tốt nhất nên theo lịch siêu âm thai mà bác sĩ đưa ra.
Mẹ bầu cần phải đi siêu âm thai khi xuất hiện một số dấu hiệu bao gồm chảy máu âm đạo (có thể có màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, nâu), đau bụng từ khó chịu nhẹ đến nghiêm trọng, tiết dịch âm đạo bất thường, đau/căng tức ngực, mệt mỏi dai dẳng, đi tiểu thường xuyên và những thay đổi đáng chú ý về tâm trạng hoặc cảm giác thèm ăn. Khi gặp những dấu hiệu này, chị em nên đến gặp bác sĩ để đánh giá toàn diện, có thể bao gồm siêu âm thai nhi lần đầu tiên.
Trong quá trình mang thai, bé yêu sẽ có những giai đoạn phát triển riêng biệt nên siêu âm thai định kỳ là để kiểm tra tình trạng cụ thể tại giai đoạn đó. Tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi thai phụ mà bác sĩ sản khoa sẽ có chỉ định siêu âm khác nhau.
Dưới đây là các thời điểm quan trọng mẹ bầu cần đi siêu âm khi mang thai:
Siêu âm thai ở tuần thai 11 - 13 có tác dụng sàng lọc và đánh giá những bất thường về nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó, thông qua siêu âm giai đoạn này còn giúp sàng lọc nguy cơ về tiền sản giật ở người mẹ. Tuần thứ 11 - 13 là thời điểm xác định được tuổi thai, chẩn đoán đa thai (nếu có) cũng như phát hiện các dị tật thai nhi.
Thực hiện siêu âm thai ở tuần 20 - 22 có tác dụng giúp quan sát và đánh giá hình thái thai nhi cũng như bất thường về cấu trúc của thai, xem xét hình dạng bên ngoài của bé có bị hở hàm ếch, sứt môi, bàn chân, bàn tay có đầy đủ hay bất cứ dị dạng nào hay không.
Bên cạnh đó, siêu âm còn cho phép bác sĩ quan sát được dị dạng ở các cơ quan bên trong, bao gồm cấu trúc thành bụng, tim thai, các mạch máu, dạ dày, thận và bàng quang của bé.
Siêu âm thai ở tuần 30 - 32 cho phép phát hiện nhanh chóng những bất thường xuất hiện muộn ở tim, động mạch, nhẵn não, hay tắc ruột. Thời điểm này, thông qua phương pháp siêu âm còn có thể đánh giá được sự tăng trưởng của thai nhi xem có bình thường hay không, thai có nhỏ hoặc lớn hơn bình thường hay không.
Tóm lại, nếu chị em thắc mắc khi nào nên đi siêu âm thai thì tốt nhất là khoảng 6 tuần kể từ khi mang thai. Nếu sớm hơn thì kết quả sẽ không rõ ràng vì thai nhi còn quá nhỏ. Lịch siêu âm thai thế nào trong thai kỳ sẽ do bác sĩ sản khoa chỉ định, điều quan trọng là mẹ bầu cần hiểu và tuân thủ theo đúng dặn dò để giúp quá trình mang thai diễn ra suôn sẻ và an toàn.
Xem thêm: