Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không chỉ là một vị thuốc quý trong Đông y, lá cây đinh lăng còn được nhiều người biết đến như một loại thực phẩm lợi sữa. Vậy thực hư như thế nào? Uống nước lá đinh lăng có lợi sữa không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cây đinh lăng là một vị thuốc quý trong Đông y. Ngoài công dụng chữa bệnh thì lá cây đinh lăng còn được biết đến như một loại thực phẩm lợi sữa, mát sữa rất phù hợp với các sản phụ sau sinh. Vậy thực hư công dụng này của lá đinh lăng là như thế nào? Uống lá đinh lăng có lợi sữa không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cây đinh lăng hay còn gọi là cây nam dương sâm hay cây gỏi cá. Đây là một loại cây quen thuộc thường được dùng để trang trí trong nhà ở những vùng quê Việt Nam. Tên khoa học của nó là Polyscias fruticosa, thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Cây đinh lăng thường cao từ 1 - 2m, lá mọc so le, có răng cưa nhọn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, loài cây này có cùng họ với nhân sâm.
Dựa vào hình dáng của cây người ta phân cây đinh lăng thành những loại như sau:
- Cây đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất, loại này thường có lá nhỏ. Thường được dùng để làm lá gia vị, hoặc lấy thân, rễ cây để làm thuốc.
- Cây đinh lăng đĩa: Loại này có hình dáng to, thường được dùng để làm cảnh.
- Cây đinh lăng lá răng: Loại cây này là lá cây có bản tròn và xé răng cưa. Thường được bán tại các tiệm cây cảnh để trang trí trong nhà.
- Cây đinh lăng lá to: Loại cây này khá hiếm gặp trong đời sống, lá cây này có hình thuôn và to khong như cây đinh lăng lá nhỏ.
- Cây đinh lăng lá tròn: Loại cây này có lá hình tròn và thường được dùng để trồng làm cảnh trong nhà.
- Cây đinh lăng lá bạc: Loại cây này về hình dáng thì tương đối giống với cây đinh lăng lá răng nhưng viền lá của chúng có màu trắng rất nổi bật.
Phần quan trọng của cây đinh lăng bao gồm lá và rễ. Rễ cây đinh lăng có chứa nhiều saponin, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin, lysin, cystein, methionin. Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu và kiết lỵ rất tốt.
Từ xưa đến nay, người ta vẫn dùng cây đinh lăng để hãm trà hay nấu canh với thịt cá. Không chỉ dùng để làm cảnh, cây đinh lăng còn được dùng như một loại thực phẩm và được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y vì rất ít khi gây ra tác dụng phụ.
Đối với những người bình thường, cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng có tốt với mẹ bầu sau sinh không? Mẹ bầu sau sinh uống lá đinh lăng có lợi sữa không? Về thắc mắc này, chị em hoàn toàn có thể yên tâm vì bà đẻ uống nước lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với sữa mẹ.
Theo các chuyên gia đánh giá, lá cây đinh lăng có nhiều chất như saponin, alkaloid, vitamin B1, B2, B6, C, 20 acid amin, glycosid, alkaloid, phytosterol, tanin, acid hữu cơ, tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng. Đây đều là những thành phần chính giúp các mẹ tiết sữa nhiều hơn, nếu uống trong thời gian dài còn mang lại những lợi ích tốt đẹp khác:
– Giúp cho tử cung phục hồi nhanh hơn do nó thúc đẩy sự co bóp tử cung, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài.
– Nước lá đinh lăng giúp khơi thông tuyến sữa, giảm sự căng tức
– Giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khô hạn sau sinh
– Lá đinh lăng cũng giúp an thần rất tốt, chữa mất ngủ hiệu quả
Lá đinh lăng có thể dùng khi còn tươi hay phơi khô đều được. Bạn có thể chế biến lá đinh lăng theo 2 cách dưới đây:
- Dùng tươi: Hái một nắm lá đinh lăng ăn sống với cá hấp, nấu canh hoặc giã ra vắt lấy nước uống ngày 2 lần/ngày. Dùng đều đặn trong một tuần sẽ thấy bầu sữa căng đầy.
Dùng lá đinh lăng nấu canh
- Dùng khô: Lấy khoảng 40 - 50gr lá đinh lăng khô bỏ vào bình trà. Châm nước sôi vừa ngậm đinh lăng và tráng bỏ nước đầu tiên đi như trà. Sau đó đổ khoảng 500-800ml, hãm khoảng 20 phút rồi sử dụng trong ngày. Uống nóng hay uống lạnh đều được.
Dùng lá đinh lăng phơi khô rồi hãm với trà
Tuy nhiên, lá đinh lăng có lợi sữa không còn tùy thuộc vào việc các mẹ bầu sau sinh có dùng đúng cách và đúng liều lượng hay không. Dưới đây là một vài vấn đề cần lưu ý khi sử dụng lá đinh lăng:
– Thời điểm uống nước lá đinh lăng: Có thể uống trong giai đoạn cuối thai kì để thúc đẩy tuyến sữa hoặc sau khi sinh con được vài ngày.
– Lựa chọn loại lá đinh lăng phù hợp: Nên chọn đinh lăng lá nhỏ để uống là tốt nhất, vì loại này có công dụng dược lý cao nhất.
– Liều lượng sử dụng: Nếu dùng lá đinh lăng tươi thì có thể nấu khoảng 150 – 200g lá với nước, uống như nước lọc trong ngày. Nếu dùng lá đinh lăng khô thì khoảng 50g là được.
– Không nên uống nhiều vào buổi tối, vì lá đinh lăng lợi tiểu sẽ khiến bà đẻ phải dậy đi tiểu giữa đêm.
– Ngoài việc uống lá đinh lăng, bà đẻ có thể dùng lá đinh lăng để nấu canh với thịt cá ăn cũng rất tốt cho sức khỏe và sữa mẹ.
Hi vọng bài viết chủ đề "Uống nước lá đinh lăng có lợi sữa không?" này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công dụng của lá đinh lăng. Chúc các bạn thành công!
Thủy Phan
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.