Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ bầu thức khuya ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Ngày 14/02/2022
Kích thước chữ

Giấc ngủ rất quan trọng với cơ thể, giúp tái tạo năng lượng, cải thiện sự tập trung và năng suất làm việc cho ngày mới. Đối với mẹ bầu, giấc ngủ càng quan trọng hơn, theo các nghiên cứu khoa học, mẹ bầu nên dành thời gian từ 6 - 8 tiếng để ngủ vào buổi tối. Khoảng thời gian đó không chỉ giúp cơ thể người mẹ nghỉ ngơi mà còn giúp thai nhi trong bụng phát triển một cách toàn diện nhất. Mẹ bầu thức khuya ảnh hưởng gì đến thai nhi, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Nhiều mẹ bầu thường thức rất khuya, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể của mẹ cũng như thai nhi. Dưới đây là những nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tình trạng thức khuya của mẹ bầu.

Vì sao mẹ bầu thường xuyên thức khuya

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu phải ngủ đủ và ngủ sớm để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất. Thế nhưng, các thói quen thức khuya trước đây của mẹ khó mà bỏ được vì các nguyên nhân dưới đây:

  • Tiểu đêm nhiều lần: Trong quá trình mang thai, hormone thay đổi, thận hoạt động nhiều khiến lượng ure trong máu tăng cao cùng với tử cung ngày càng phát triển gây chèn ép lên bàng quang khiến mẹ bầu tiểu đêm nhiều hơn người bình thường.
  • Tư thế ngủ không thoải mái: Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thai nhi ngày một lớn khiến mẹ bầu khó tìm cho mình được tư thế thoải mái khi ngủ.
  • Khó thở: Khi mang thai cơ hoành - dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng lên cùng với nồng độ hormone progesterone cũng tăng nhanh gây ra tình trạng khó thở ở mẹ bầu.
  • Thai nhi cử động: Em bé trong bụng liên tục cử động cả ngày lẫn đêm, việc này làm mẹ vô cùng hạnh phúc nhưng cũng cản trở mẹ có một giấc ngủ ngon.
  • Nhức mỏi cơ thể: Đau lưng, đau chân, chuột rút là những hiện tượng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Các tình trạng này diễn ra suốt giai đoạn mang thai và càng tăng khi vào cuối thai kỳ.
  • Sử dụng điện thoại, ipad trước khi ngủ: Nhiều mẹ bầu phải làm việc vào ban đêm, hoặc có thói quen giải trí trước khi ngủ, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng từ các thiết bị điện tử phát ra sẽ khiến mẹ bầu khó đi vào giấc ngủ hơn.

Mẹ bầu thức khuya ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ bầu hay thức khuya ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi

Mẹ bầu thức khuya ảnh hưởng gì đến thai nhi

Mẹ bầu thức khuya sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Những tác hại có thể kể đến như sau:

  • Trẻ sinh ra bị thiếu máu: Thời gian từ 22h đến 3h sáng là thời điểm điều hòa và tạo máu trong cơ thể mẹ, nếu mẹ không ngủ đủ trong thời gian thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cho thai nhi khi chào đời.
  • Dễ sinh non, dọa sẩy thai: Thức khuya sẽ làm cho mẹ bầu hay chóng mặt, dễ té ngã dẫn đến tình trạng sinh non hay nguy hiểm hơn có thể gây sẩy thai.
  • Thai nhi chậm phát triển: Mẹ thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, hệ tiêu hóa bị rối loạn, việc này sẽ kìm hãm sự phát triển của thai nhi.
  • Trẻ sinh ra chậm phát triển: Thực tế đã thấy rõ, những em bé không được mẹ chăm chút về giấc ngủ và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai kỳ khi sinh ra sẽ thấp còi, nhẹ cân, trí não kém phát triển.
  • Trẻ hay cáu gắt, khóc đêm: Trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ ngủ muộn sẽ dễ cáu gắt, khó chịu, hay khóc thét vào ban đêm.

tác hại khi mẹ bầu thức khuya

 Em bé được sinh ra bởi mẹ bầu hay thức khuya sẽ thường xuyên cáu gắt, khóc đêm

Ngoài tác hại đến thai nhi, thức khuya còn ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu như người mẹ thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm, cơ thể suy nhược, lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần không vui, dễ cau có. Thức khuya còn là tác nhân tàn phá nhan sắc của mẹ bầu.

Các giải pháp giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ

Bên cạnh xoay quanh về các vấn đề dinh dưỡng thì câu hỏi "bà bầu thức khuya có sao không" cũng được các mẹ rất quan tâm đến. Vì những tác hại của việc thức khuya đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nên các bác sĩ phụ sản đã gợi ý những giải pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon xuyên suốt 3 giai đoạn thai kỳ.

  • Ngủ đủ và đúng giờ: Nên ngủ vào giờ nào và ngủ bao nhiêu tiếng cực kỳ quan trọng với mẹ bầu. Các mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ngủ nghỉ phù hợp và khoa học, nên ngủ lúc 10h tối và ngủ 6 - 8 tiếng một đêm để cơ thể tái tạo năng lượng.
  • Không sử dụng thiết bị điện tử: Trước khi ngủ 2h, các mẹ bầu hạn chế sử dụng điện thoại, ipad, thay vào đó có thể đọc sách, tạp chí hoặc cùng bố trò chuyện với thai nhi sẽ giúp cho mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ và cũng tăng tính gắn kết mẹ con hơn.
  • Không uống các thức uống chứa cồn, cafein: Những thức uống này không những gây khó ngủ mà còn tác động xấu đến thai nhi.
  • Hạn chế uống nước vào buổi tối: Trước khi ngủ khoảng 2h, các mẹ bầu nên hạn chế uống nước lọc, sữa bầu, nước ép các loại,... để giấc ngủ không bị gián đoạn vì đi tiểu quá nhiều lần.
  • Đi bộ, ngâm chân, massage cơ thể: Các phương pháp này giúp lưu thông khí huyết, làm cơ thể thoải mái, góp phần cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
  • Gối bầu: Một gợi ý không tồi là hãy sắm cho mình một chiếc gối đặc biệt dùng riêng cho mẹ bầu, gối này được thiết kế riêng biệt sẽ giúp mẹ bầu có tư thế ngủ thoải mái hơn.
  • Ngoài ra, nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà không có giấc ngủ ngon thì hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, theo dõi và phát hiện ra những bệnh lý cần được chữa trị.

Mẹ bầu thức nên ngủ đúng giờ cho thai nhi khỏe mạnh

 Mẹ bầu nên ngủ đủ và đúng giờ để có một thai nhi khỏe mạnh 

Qua bài viết "Mẹ bầu thức khuya ảnh hưởng gì đến thai nhi?" mà nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ, hy vọng các mẹ bầu nên chú trọng việc ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống hợp lý, và nếu được hãy nhờ sự giúp đỡ của các ông bố và người thân để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc. Thời gian mang thai tuy vất vả nhưng lại là niềm hạnh phúc vô của mẹ, bố và những người xung quanh.

Hoàng Trang

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin