Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không? Một số vấn đề cần lưu ý

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Virus cúm có thể lây lan khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với người mẹ, những giọt nước nhỏ do người mẹ thở ra hoặc qua tiếp xúc với người mẹ, với đồ vật bị nhiễm virus. Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không? Những vấn đề cần quan tâm khi cho con bú.

Virus cúm không lây qua đường sữa mẹ, chủ yếu là thông qua con đường hô hấp. Vậy khi mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không? Đây là điều bà mẹ hay thắc mắc, cùng giải đáp câu hỏi ở bài viết dưới đây.

Virus cúm lây như thế nào?

Trước khi giải đáp thắc mắc mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh cúm và cách thức lây truyền của nó. Cúm là bệnh do một loại virus lây lan qua đường hô hấp và có thể gây ra dịch bệnh, thường lây qua đường hô hấp. Khi virus xâm nhập, nó phải vượt qua hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Vượt qua hàng rào này sẽ gây bệnh cúm, với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, ho ra chất nhầy trong, mệt mỏi, có trường hợp sốt nhẹ hoặc sốt cao. Hiện nay, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh cúm và việc điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị các triệu chứng lâm sàng.

Bệnh cúm thường tự khỏi trong khoảng 14 ngày nhưng ở một số người có sức đề kháng yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và thậm chí là dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu: mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?1
Cúm là bệnh do một loại virus lây lan qua đường hô hấp và có thể gây ra dịch bệnh

Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

Bất cứ ai cũng có thể bị cúm, đặc biệt trong mùa cúm thì xác suất mắc bệnh sẽ cao hơn. Chính vì thế nên nhiều mẹ bầu thường có thắc mắc không biết mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không. Thực chất, rất hiếm có virus nào có thể tồn tại trong tuyến vú ngay cả khi xảy ra hiện tượng nhiễm virus trong máu hoặc các cơ quan khác như não, tim, thận,... Vì vậy, phụ nữ cho con bú bị cảm cúm không thể lây bệnh cho con qua sữa mẹ.

Tuy nhiên, virus cúm không lây truyền qua sữa mẹ nhưng có thể dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp. Ở giai đoạn sơ sinh, mẹ thường phải ôm ấp bé và điều này dễ lây bệnh cảm cúm cho con nếu mẹ đang mắc bệnh. Chính vì thế nên, các chuyên gia y tế thường khuyến cáo các bà mẹ đang cho con bú cần chăm sóc sức khỏe thật cẩn thận để không bị cảm cúm.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, thế nên nếu không may bị cảm cúm, mẹ có thể hút sữa ra bình và nhờ người thân hỗ trợ cho bé ăn. Điều này sẽ hạn chế sự tiếp xúc giữa mẹ và bé để ngăn ngừa virus cúm lây truyền. Một điều cần chú ý nữa đó là mẹ không được tự ý mua và uống bất kì loại thuốc nào bởi một số loại thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Khi bị cảm cúm, mẹ bé cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và sử dụng thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú theo chỉ định của bác sĩ.

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú không thì câu trả lời là có, nhưng mẹ cần hạn chế tối thiểu tiếp xúc với bé để tránh virus cảm cúm lây lan.

Tìm hiểu: mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?2
Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không là thắc mắc của nhiều người

Một số vấn đề cần lưu ý khi cho con bú đối khi bị cảm cúm

Để hạn chế tối đa việc lây truyền virus cảm cúm cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bé.
  • Đeo khẩu trang khi phải tiếp xúc gần với bé.
  • Khi bế hoặc cho bé bú, luôn đặt một tấm chăn vải khô, sạch giữa bạn và bé.
  • Thường xuyên khử trùng các bề mặt trong nhà như bàn, tay nắm cửa, vòi nước.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước khi cho con bú và trước khi bế hoặc chăm sóc con.
  • Khi ho hoặc hắt hơi cần che miệng và mũi bằng khăn giấy. Vứt bỏ khăn giấy ngay lập tức và rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay.
  • Rửa sạch ngực bằng chất tẩy nhẹ và nước ấm trước khi cho con bú. Tuy nhiên, không làm sạch vùng núm vú trước mỗi lần cho con bú. Nếu không, ngực có thể bị khô và nứt.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, ly, khăn, giường, gối hoặc chăn với người khác cho đến khi bạn không còn triệu chứng trong ít nhất 5 ngày.
  • Nếu bạn bị cúm, hãy hỏi bác sĩ về thuốc kháng virus. Dùng những loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh, nhưng điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ ít tiếp xúc với con mình hơn.

Ngoài ra, hãy bảo vệ con bạn bằng cách tuân theo lịch tiêm chủng đầy đủ và chính xác.

  • Tiêm chủng các loại vaccine cần thiết: Đảm bảo con bạn được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cần thiết. Ví dụ, nếu con bạn chưa được chủng ngừa bệnh phế cầu khuẩn, việc tiếp xúc với virus có thể gây bệnh nặng như phế cầu khuẩn do nhiễm trùng xoang.
  • Tiêm phòng cúm: Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến điểm tiêm phòng để tiêm phòng cúm.
Tìm hiểu: mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?3
Khi bế hoặc cho bé bú, luôn đặt một tấm chăn vải khô, sạch giữa bạn và bé 

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không. Cảm cúm là một trong những bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường hô hấp và không lây qua đường sữa. Vì vậy, mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường và cần lưu ý những vấn đề đã nêu trên để hạn chế lây bệnh cho bé yêu.

Xem thêm: 

Mẹ đang cho con bú bị sổ mũi phải làm sao?

Mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm