Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh có nên cho bé bú không?

Ngày 25/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Có một số trường hợp phụ nữ sau khi sinh bị dị ứng hải sản và gặp các triệu chứng nổi mề đay, bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó mà các mẹ thường rất lo lắng không biết điều này có ảnh hưởng đến con nhỏ hay không. Đọc ngay bài viết để tìm hiểu về những điều liên quan đến tình trạng dị ứng hải sản sau sinh.

Mẹ luôn muốn dành điều tốt nhất cho con của mình. Trong đó việc cho con bú sữa mẹ là điều rất quan trọng giúp con được phát triển toàn diện. Tuy nhiên một số phụ nữ lại bị dị ứng hải sản sau sinh và có các dấu hiệu phát ban trên da. Đồng thời họ thường gặp các tình trạng như đau đầu, chóng mặt, choáng, tụt huyết áp, tiêu chảy,... Do đó các mẹ rất lo lắng và thắc mắc rằng có nên cho bé bú không nếu như mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh. Cùng tìm hiểu điều này ở bài viết sau.

Nguyên nhân khiến mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh

Cơ thể của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai trải qua nhiều sự thay đổi về nội tiết. Sau khi sinh con, đặc biệt trong thời điểm cho con bú, hormone trong cơ thể của mẹ bỉm cũng có nhiều biến đổi. Do đó mà cơ thể của họ khá nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Dị ứng cũng là một trong những tình trạng phổ biến và có thể khởi phát bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với những người có cơ địa mẫn cảm. Trong đó, dị ứng hải sản là tình trạng thường gặp sau khi sinh ở người mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến dị ứng hải sản sau sinh là do hoạt động của hệ thống miễn dịch bị suy giảm sau khi trải qua quá trình sinh nở. Nên khi dung nạp hải sản (thực phẩm được xem là có nguy cơ cao gây kích ứng cho cơ thể) khiến cho người mẹ dễ bị dị ứng.

Lúc này, mẹ sau sinh sẽ gặp những triệu chứng của dị ứng hải sản như xuất hiện những mẩn đỏ, phát ban (nổi mề đay), cảm thấy ngứa ngáy trên da. Những vị trí phổ biến bị nổi mề đay đó là cánh tay, lưng, mặt, cổ, chân. Quá trình bị dị ứng hải sản khiến mẹ bỉm gặp khó khăn trong việc chăm sóc con cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ.

Mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh có nên cho bé bú không? 1 Phát ban, nổi mề đay là triệu chứng phổ biến của tình trạng dị ứng hải sản

Phụ nữ bị dị ứng hải sản sau sinh có nên cho con bú không?

Nhiều người mẹ trong giai đoạn này rất lo lắng và thắc mắc rằng liệu khi bị dị ứng hải sản sau sinh có cho con bú được không. Các mẹ sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc lây lan cho con nếu cho con bú.

Thông thường các triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay do dị ứng hải sản gây ra sẽ không lây lan từ người sang người. Điều này có nghĩa là trẻ nhỏ sẽ không bị tác động nếu như tiếp xúc ngoài da với mẹ. Tuy nhiên thức ăn nạp vào người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa cho con bú nên vẫn có nguy cơ em bé sẽ bị dị ứng thông qua nguồn sữa mẹ.

Do đó mà trong giai đoạn bị dị ứng hải sản sau sinh, tốt nhất là mẹ bỉm nên tạm thời ngừng cho con bú để tránh nguy cơ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bạn nên nhanh chóng điều trị dị ứng hải sản trước khi quay trở lại cho con bú mẹ như bình thường.

Mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh có nên cho bé bú không? 2 Mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh có nên cho bé bú không?

Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị dị ứng sau khi bú mẹ

Có một vài trường hợp người mẹ đã cho con bú sau đó mới phát hiện mình bị dị ứng hải sản sau sinh. Lúc này bạn nên theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra ở trẻ trong vài giờ sau khi đã bú mẹ. Những biểu hiện thường gặp khi bị dị ứng do bú sữa mẹ ở các bé bao gồm:

  • Trẻ nhỏ thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên do, luôn khó chịu, bứt rứt.
  • Xuất hiện một vài nốt ban đỏ trên da của trẻ và lan rộng ra.
  • Một số bé bị nôn sau khi bú mẹ vài giờ.
  • Trẻ liên tục hắt hơi, ho hoặc chảy nước mũi.
  • Trẻ bị tiêu chảy, phân lỏng sau khi bú mẹ vài giờ.

Đôi khi trẻ có những biểu hiện trên nhưng không phải do tình trạng dị ứng từ sữa mẹ. Nhưng để tốt nhất, mẹ vẫn nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, giúp xác định được nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách làm giảm triệu chứng dị ứng hải sản sau sinh

Để điều trị tình trạng dị ứng hải sản thì một trong những cách phổ biến đó chính là uống thuốc tây. Tuy nhiên cách này lại không phù hợp đối với người mẹ đang cho con bú. Do đó bạn có thể làm giảm các triệu chứng của dị ứng hải sản sau sinh bằng những cách đơn giản tại nhà như sau:

Xông hơi, tắm bằng nước nấu từ nguyên liệu thảo dược

Để làm giảm các triệu chứng của dị ứng hải sản sau sinh, các mẹ có thể xông hơi hoặc tắm nước được nấu từ các thảo dược. Những thảo dược mà bạn có thể dùng như chanh, bưởi, sả, gừng, lá tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, kinh giới, hương nhu, quế…

Những nguyên liệu này có thể mang lại cảm giác dễ chịu, giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da an toàn cho mẹ bỉm sữa. Mỗi lần nấu xông hay tắm bạn chỉ cần dùng một ít các loại lá được kể trên là đủ. Lưu ý trong và sau khi xông hay tắm cần kiêng kị gió nước.

Mẹ bị dị ứng hải sản sau sinh có nên cho bé bú không? 3 Xông hoặc tắm nước nấu từ các nguyên liệu thảo dược để giảm ngứa do phát ban

Chườm nóng

Chườm nóng cũng là cách giúp hỗ trợ làm giảm cơn ngứa do dị ứng hải sản. Khi bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, hãy lấy túi nóng chườm lên vùng da bị ngứa. Hoặc có thể rang một nắm muối cho nóng vừa phải, bỏ muối vào vào vải và áp vào da. Không nên xát trực tiếp muối lên da vì rất dễ khiến da bị mất nước, ma sát gây tổn thương da, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc có khả năng làm mát cơ thể, giúp hỗ trợ làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng da, nổi mề đay. Trong đó trà hoa cúc được đánh giá rất cao, nó còn giúp giảm tình trạng táo bón, giúp trẻ hóa làn da, giúp giải tỏa căng thẳng khiến mẹ bỉm sau khi uống được thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.

Nên pha và uống khi trà còn nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng phần bã trà sau khi pha và dùng để đắp lên vùng da bị dị ứng. Một lúc sau các triệu chứng ngứa sẽ được giảm thiểu khá nhanh chóng.

Dị ứng hải sản sau sinh không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến người mẹ và quá trình chăm sóc trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và con cái.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin