Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Mẹ có thể uống sữa của mình không? Những điều cần biết về sữa mẹ

Thu Ngân

18/02/2025
Kích thước chữ

“Mẹ có thể uống sữa của mình không?” Đây là thắc mắc cũng khá phổ biến ở nhiều người nhất là đối với các mẹ bỉm sữa. Theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho trẻ sơ sinh, nhưng mẹ có thể uống sữa của mình không? Đây là câu hỏi khiến nhiều mẹ tò mò, đặc biệt khi tìm hiểu về lợi ích và tác động của sữa mẹ đối với người lớn. Thực tế, sữa mẹ không chỉ cung cấp dưỡng chất cho trẻ sơ sinh mà còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Vậy mẹ uống sữa của chính mình có tốt không, có tác dụng gì và có nên thử hay không?

Sữa mẹ được hình thành như thế nào?

Nhiều người thắc mắc liệu mẹ có thể uống sữa của mình không? Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về việc sữa mẹ được tạo ra như thế nào.

Sữa mẹ được tạo ra từ tuyến vú, nằm bên trong ngực của mẹ. Quá trình sản xuất và tiết sữa diễn ra nhờ sự phối hợp của nhiều bộ phận trong cơ thể. Các nang sữa có nhiệm vụ sản xuất và tàng trữ sữa, sau đó dẫn sữa qua ống dẫn đến núm vú. Quầng vú và núm vú là những khu vực nhạy cảm giúp kích thích tiết sữa khi bé bú.

Mẹ có thể uống sữa của mình không? Những điều cần biết về sữa mẹ 2
Cấu tạo của tuyến vú

Sự hình thành sữa mẹ trải qua ba giai đoạn chính. Trong thai kỳ, khoảng từ tuần thứ 16, hormone estrogen và progesterone bắt đầu phát triển ống dẫn sữa, giúp tuyến vú chuẩn bị sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Lúc này, cơ thể đã tạo ra sữa non.

Sau khi sinh khoảng 2 - 3 ngày, hormone prolactin chiếm ưu thế, kích thích cơ thể sản xuất nhiều sữa hơn, khiến mẹ có thể cảm thấy căng tức ngực. Khi cho con bú, cơ thể tiếp tục sản xuất sữa nhờ tác động của prolactin và oxytocin. Bé bú càng nhiều, lượng sữa tạo ra càng dồi dào. Ngược lại, nếu sữa không được hút ra thường xuyên, một chất ức chế trong sữa sẽ khiến quá trình sản xuất sữa giảm đi.

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như protein, kháng thể, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch và bổ sung dinh dưỡng. Một số người tin rằng uống sữa mẹ có thể mang lại lợi ích sức khỏe, nhưng đây là quyết định mang tính cá nhân. Việc cho con bú thường xuyên không chỉ tốt cho bé mà còn giúp mẹ duy trì lượng sữa ổn định và đảm bảo trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Mẹ có thể uống sữa của mình không? Những điều cần biết về sữa mẹ 3
Mẹ cần chuẩn bị sữa trong bình cho bé khi sữa tăng sản xuất quá mức gây khó chịu

Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ

Dinh dưỡng trong sữa mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thành phần chính của sữa mẹ gồm nước, carbohydrate, lipid, protein, kháng thể, enzyme, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé.

Khoảng 90% sữa mẹ là nước, đảm bảo quá trình hydrat hóa, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các cơ quan. Carbohydrate, đặc biệt là lactose, hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu khoáng chất và tăng cường hệ miễn dịch. Lipid tuy chỉ chiếm 4% nhưng lại cung cấp hơn một nửa lượng calo, giúp bé tăng cân và hỗ trợ phát triển não bộ nhờ DHA.

Protein trong sữa mẹ chủ yếu là whey và casein, giúp tiêu hóa dễ dàng và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, lactoferrin trong sữa mẹ hỗ trợ vận chuyển sắt và bảo vệ ruột non khỏi nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể IgA, giúp bé chống lại nhiều bệnh tật.

Mẹ có thể uống sữa của mình không? Những điều cần biết về sữa mẹ 4
Trẻ cần được bú mẹ để hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ

Các enzyme trong sữa mẹ hỗ trợ tiêu hóa và miễn dịch, trong khi vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và hệ thần kinh. Nhờ những thành phần dinh dưỡng đặc biệt, sữa mẹ trở thành nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Một câu hỏi thú vị mà nhiều mẹ quan tâm là: “Mẹ có thể uống sữa của mình không?” Về cơ bản, sữa mẹ hoàn toàn an toàn và chứa nhiều dưỡng chất. Một số nghiên cứu cho thấy sữa mẹ còn giúp hỗ trợ miễn dịch và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sữa mẹ có thể phụ thuộc vào từng mục đích cụ thể và nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ.

Mẹ có thể uống sữa của mình không?

Nhiều người đã thắc mắc rằng: “Mẹ có thể uống sữa của mình không?” Câu trả lời là có, nhưng thực tế, sữa mẹ chủ yếu là nguồn dinh dưỡng tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh. Việc người lớn uống sữa mẹ vẫn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt khi đó không phải là sữa từ người thân.

Một số nghiên cứu tại Mỹ cho thấy nhiều người trưởng thành đã uống sữa mẹ mà không gặp vấn đề về sức khỏe. Một số vận động viên thể hình xem sữa mẹ như một loại “siêu thực phẩm” giúp tăng cường thể lực, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này cải thiện hiệu suất luyện tập.

Theo các nhà khoa học, sữa mẹ có vị giống như sữa hạnh nhân có đường với vị ngọt nhẹ và dễ uống. Tuy nhiên, mùi vị của sữa mẹ không cố định mà có thể thay đổi theo chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ.

Mẹ có thể uống sữa của mình không? Những điều cần biết về sữa mẹ 5
Mẹ có thể uống sữa của mình không? Câu trả lời là có

Những người đã từng nếm thử sữa mẹ đưa ra nhiều mô tả khác nhau về hương vị của nó. Một số so sánh sữa mẹ với các thực phẩm quen thuộc như: Dưa leo, nước đường, dưa lưới, kem tan chảy, mật ong. Hầu hết các bà mẹ nhận thấy sữa mẹ có mùi nhẹ và ngọt hơn so với sữa bò.

Tuy nhiên, một số trường hợp sữa mẹ có mùi xà phòng do hàm lượng lipase cao, đây là một enzyme giúp phân hủy chất béo trong sữa. Nếu sữa mẹ đã được đông lạnh và rã đông, nó có thể có mùi hơi chua. Khi không bảo quản đúng cách, sữa mẹ có thể có mùi khó chịu, giống như sữa bò bị lên men.

Theo The Seattle Times, một số bệnh nhân ung thư, rối loạn tiêu hóa hoặc suy giảm miễn dịch đã sử dụng sữa mẹ từ ngân hàng sữa với hy vọng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích điều này, bởi sữa mẹ được thiết kế tự nhiên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và miễn dịch của trẻ sơ sinh, không phải cho người lớn.

Theo Daily Mail, công nghệ sinh học đang nghiên cứu cách đưa lợi ích của sữa mẹ đến với nhiều đối tượng hơn. Một công ty khởi nghiệp tại Silicon Valley, Sugarlogix, đã lên kế hoạch tách đường Oligosaccharides có trong sữa mẹ. Trong đó, Oligosaccharides là loại đường giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Sau đó, các nhà khoa học sẽ bổ sung thành phần này vào các sản phẩm prebiotic dành cho cả trẻ sơ sinh và người lớn.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học, trong tương lai, người lớn có thể tận hưởng lợi ích từ sữa mẹ thông qua các sản phẩm bổ sung, mà không cần phải trực tiếp uống sữa mẹ.

Như vậy bài viết trên đã giải đáp được vấn đề “Mẹ có thể uống sữa của mình không? Những điều cần biết về sữa mẹ”. Hi vọng các thông tin từ bài viết sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Mẹ sau sinh