Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ chậm mọc tóc cũng có thể do chế độ ăn kém chất. Vậy liệu các mẹ đã biết khi trẻ chậm mọc tóc thiếu chất gì để bổ sung cho con chưa? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Trẻ chậm mọc tóc không chỉ là vấn đề về di truyền mà còn liên quan đến dinh dưỡng. Nếu cha mẹ biết được trẻ chậm mọc tóc thiếu chất gì, việc tăng cường dinh dưỡng và cải thiện tình trạng trẻ chậm mọc tóc sẽ dễ dàng hơn. Bài viết này sẽ cùng các bậc phụ huynh điểm qua một số chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc trẻ chậm mọc tóc.
Tình trạng trẻ chậm mọc tóc là vấn đề khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Mọc tóc không chỉ ảnh hưởng đến hình thức của bé mà còn có liên quan đến nhiều yếu tố khác, trong đó có sức khỏe tổng quát.
Nếu thiếu hụt những dưỡng chất dưới đây, trẻ có thể bị chậm mọc tóc, tóc thưa thớt và dễ rụng:
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm mọc tóc là thiếu protein. Protein là nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình phát triển cơ thể và xây dựng các mô, gồm cả tóc. Thiếu protein dẫn đến sự chậm chạp trong việc sản xuất tóc, khiến tóc mọc chậm và yếu.
Các loại thực phẩm dồi dào về protein gồm thịt, cá, trứng, đậu nành,... Cha mẹ cần đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo cung cấp đủ protein cho sự phát triển của tóc.
Việc thiếu hụt sắt gây ra chậm mọc tóc ở trẻ là một vấn đề nghiêm trọng. Sắt có vai trò đắc lực trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và kích thích nang tóc mọc, do đó thiếu sắt có thể gây chậm mọc tóc.
Các nguồn sắt tự nhiên phổ biến bao gồm thịt, cá, đậu nành, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt,... Cha mẹ nên tăng cường các nguồn thực phẩm giàu sắt để giúp trẻ xua tan nỗi lo mọc tóc chậm.
Nếu để hỏi trẻ chậm mọc tóc thiếu chất gì thì một trong những câu trả lời từ chuyên gia là vitamin D. Vitamin D giúp nang tóc hoạt động tốt và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu canxi trong cơ thể.
Để giúp trẻ bổ sung vitamin D, cha mẹ có thể cho trẻ dùng viên bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc để trẻ vận động ngoài trời, hấp thụ ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
Các chuyên gia thường khuyến cáo bổ sung kẽm để giúp cải thiện tình trạng chậm mọc tóc ở trẻ. Kẽm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và điều chỉnh hoạt động của nang tóc.
Các nguồn kẽm tự nhiên gồm: Thực phẩm động vật như thịt bò, gà, hải sản; thực phẩm chay như đậu nành, các loại hạt và rau củ.
Biotin là một loại vitamin B, hỗ trợ nâng cao sức mạnh của tóc và đẩy nhanh quá trình mọc tóc, giúp trẻ không bị chậm mọc tóc. Biotin giúp tăng cường sản xuất keratin, một protein quan trọng trong mái tóc.
Nguồn biotin tự nhiên dồi dào gồm trứng, gan, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cũng như các loại đậu, bơ và quả bí đỏ.
Ngoài ra, các loại vitamin nhóm B khác như B6, B12 cũng là “ứng cử viên" sáng giá cho câu hỏi trẻ chậm mọc tóc thiếu chất gì. Bởi đây là hai loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn máu nuôi da đầu và nang tóc. Khi thiếu hụt chúng, trẻ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng như: Lông tóc móng dễ bị tổn thương, khô nứt môi, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc,...
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ chậm mọc tóc bao gồm:
Căng thẳng tinh thần: Nếu trẻ ngủ không đủ giấc hay trong độ tuổi đi học phải đối diện với nhiều sự thay đổi về môi trường thì bé sẽ dễ rụng tóc và tóc mọc chậm hơn.
Bệnh nấm da đầu: Nhiễm nấm là nguyên nhân khiến da đầu tổn thương và các nang tóc bị bít tắc, khiến tóc không còn nơi để sinh trưởng.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Khi trẻ dùng thuốc thì cũng có thể gặp phải tác dụng phụ làm tóc yếu và rụng nhiều.
Lạm dụng hóa chất: Trong một số loại dầu gội có chứa chất tẩy rửa, nếu bạn dùng lâu dài cho con có thể ảnh hưởng đến nang tóc và da đầu. Từ đó khiến tóc rụng nhiều, nang tóc kém phát triển và tóc mọc lại chậm hơn.
Khi quan sát thấy tóc con mọc chậm thì bên cạnh việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần chú ý đến việc chăm sóc thân thể của con. Cụ thể như sau:
Cho trẻ ngủ đúng giờ. Cha mẹ nên cho con ngủ đúng giờ, tốt nhất là trước 11 giờ đêm và ngủ đủ giấc. Những giấc ngủ chất lượng sẽ giúp xoa dịu tinh thần đang căng thẳng của con và nhờ đó, tóc nhanh mọc dài hơn.
Dùng sữa tắm gội phù hợp cho trẻ em. Các bậc phụ huynh cần chú ý mua đúng loại dầu gội dành cho trẻ em, để đảm bảo không gây kích ứng cho da đầu bé.
Dùng lược mềm để chải tóc cho con. Đối với bé gái, mẹ không nên siết chặt tóc bé bằng dây thun. Điều này vừa gây đau nhức da dầu mà cũng ảnh hưởng đến nang tóc của bé.
Chú ý quan sát để phát hiện và điều trị triệt để nấm da đầu ở trẻ.
Hy vọng những thông tin trên đây cũng phần nào cũng cha mẹ hiểu được vấn đề trẻ chậm mọc tóc thiếu chất gì? Để giúp xua tan nỗi lo chậm mọc tóc ở trẻ, cha mẹ cần phân tích chế độ dinh dưỡng của trẻ và bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng hoặc đến cơ sở chuyên môn để được tư vấn và chăm sóc tóc tốt nhất.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.