Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chữa bệnh gout không chỉ đơn giản là dùng thuốc và còn phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh có thể được đầy lùi và không có nguy cơ tái phát.
Làm sao để chữa bệnh gout không cần dùng thuốc luôn là mong muốn của nhiều người bởi những tác dụng phụ nặng nề mà thuốc tây có thể mang lại. Theo các chuyên gia, dùng thuốc tây điều trị bệnh gout có thể mang tới tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Vậy người bị bệnh gout nên làm gì để chữa bệnh gout hiệu quả?
Nếu đột ngột bị đau dữ dội trong khớp và sau đó là cảm giác khó chịu dai dẳng, có thể là bạn đã mắc bệnh gout. Nồng độ acid uric cao có thể là nguyên nhân gây bệnh gout. Acid uric, một loại tinh thể hỗn hợp, thường được lọc qua thận và đào thải khỏi cơ thể theo nước tiểu. Tuy nhiên, nếu nồng độ acid uric trong cơ thể ở mức cao, các tinh thể có thể hình thành và gây cơn đau gout.
Bệnh gout gây viêm và đau khớp (thường xảy ra vào ban đêm ở ngón chân cái), kèm theo hiện tượng đỏ, sưng, ấm và đau ở khớp. Cảm giác khó chịu dai dẳng nhiều ngày đến nhiều tuần sau khi hết cơn đau và có thể tiến triển thành bệnh gout mạn tính, dẫn đến giảm khả năng vận động.
Nguyên nhân thực sự của bệnh gout vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố nguy cơ bao gồm: Chế độ ăn nhiều thịt và hải sản, béo phì, các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout, hoặc đang dùng một số loại thuốc nào đó.
Bác sĩ có thể làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán và đưa ra phương hướng chữa bệnh gout, bao gồm xét nghiệm máu để đo nồng độ acid uric, xét nghiệm dịch khớp (dịch được rút ra từ khớp bằng kim) hoặc chụp CT để phát hiện các tinh thể urat. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định liệu bạn có nên dùng thuốc không và dùng loại nào.
Khi cơn đau gout tấn công, nhiều người phải sử dụng tới thuốc tây y để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp sau để chữa bệnh gout không cần dùng thuốc.
Bạn nên cố gắng ăn các thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ và protein nạc. Các thức ăn giàu chất xơ hòa tan có thể giúp giảm acid uric và kiểm soát bệnh gout hiệu quả. Bạn cũng nên tránh các chất béo bão hòa như phô mai, bơ và bơ thực vật. Giảm tiêu thụ đường và những loại nước ngọt vì tất cả những thực phẩm trên đều có thể gây ra cơn đau gout. Thay vào đó, bạn nên ăn các thức ăn như: Yến mạch, rau bina, bông cải xanh, quả mâm xôi, thực phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt, gạo lứt,...
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, uống 6 - 8 cốc nước mỗi ngày có thể giúp giảm cơn đau gout cấp. Bạn cũng nên cắt giảm các thức uống chứa cồn, vì cồn có thể làm rối loạn chuyển hóa và gây tăng acid uric máu. Nếu thích uống thứ gì đó ngoài nước, bạn nên tìm những thức uống không chứa nhiều đường và chất kích thích.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, vitamin C có thể giảm nồng độ acid uric trong máu, giúp thận đào thải acid uric.
Bạn nên cân nhắc uống 500mg thực phẩm bổ sung vitamin C mỗi ngày sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin C qua các thực phẩm như:
Bạn hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút. Một nghiên cứu đã cho thấy, thời gian tập thể dục 150 phút mỗi tuần có tác dụng hạ mức acid uric. Hoạt động này cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm cân. Bạn có thể giảm nồng độ acid uric trong cơ thể nhờ giảm cân. Ngay cả các hoạt động thể chất cường độ nhẹ cũng có khả năng giảm nồng độ acid uric. Nếu không thể chạy bộ 30 phút, bạn có thể thử đi bộ nhanh ít nhất 15 phút.
Căng thẳng quá độ có thể khiến bệnh gout bùng phát nghiêm trọng hơn nên bạn cần có biện pháp kiểm soát chúng hiệu quả. Bạn có thể giữ tinh thần thoải mái bằng cách áp dụng những phương pháp sau:
Trên đây là những cách chữa bệnh gout mà bạn có thể dễ dàng áp dụng theo. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng lâu dài và có sự kiên nhẫn, và quan trọng nhất vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có những thông tin về bệnh gout và cách điều trị phù hợp nhất.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.