Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không những trẻ em mà cả người lớn cũng có nguy cơ bị nói lắp. Người mắc phải thường rất căng thẳng khi nói kèm theo run môi hoặc nháy mắt liên tục. Bởi ảnh hưởng của nó đến cuộc sống mà chúng ta phải tìm hiểu mẹo chữa nói lắp để hỗ trợ kịp lúc.
Nói lắp là chứng rối loạn trong việc diễn đạt lời nói làm người mắc phải mất tự tin khi giao tiếp. Ai cũng có thể mắc phải chứng này, nhưng nhóm đối tượng phổ biến nhất là trẻ đang tập nói và thường xuất hiện ở bé trai. Thường trẻ từ 18 tháng - 24 tháng tuổi sẽ bắt đầu nói lắp và hết vào năm 5 tuổi.
Bình quân cứ 20 trẻ thì sẽ có 1 trẻ nói lắp liên tục và kéo dài hơn 6 tháng. Tuy nhiên nó không có nghĩa là bé sẽ nói lắp cả đời. Nếu cha mẹ đã được bổ sung mẹo chữa nói lắp và biết cách phản ứng thì sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình tập nói của trẻ.
Những người bị nói lắp thường có biểu hiện ngập ngừng và im lặng một hồi lâu trước khi bắt đầu nói. Hơn nữa câu nói của họ cũng bị đứt quãng nhiều lần. Một chữ cứ bị lặp đi lặp lại hoặc một âm kéo dài rất lâu.
Khi nói, bệnh nhân cũng nhấp nháy mắt liên tục, môi hoặc hàm cũng bị rung theo. Hơn nữa sự căng thẳng khi nói còn khiến chúng ta mất đi sự đồng bộ giữa cơ chế hít thở và phát âm. Từ đó người nói lắp càng thêm phần tự ti và khó hòa đồng khi giao tiếp với mọi người.
Ngoài rối loạn về thở làm ảnh hưởng đến phát âm không tròn vành rõ chữ thì người nói lắp lâu năm còn bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Từ đó họ sinh ra hiện tượng “sợ nói” trước khi bắt đầu câu chuyện. Biểu hiện này càng đặc biệt rõ ràng khi phải nói trước nhiều người hoặc khi có sự kiện quan trọng như vấn đáp. Cũng chính bởi thế mà chúng ta phải tìm mẹo chữa nói lắp sớm để không ảnh hưởng cuộc sống.
Chứng nói lắp ở người lớn cũng có thể chữa được. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết chính là bệnh nhân phải kiên trì, chịu khó luyện tập hàng ngày trong thời gian dài. Theo đó chúng ta mới thu được kết quả như mong muốn.
Mẹo chữa nói lắp cho người lớn đầu tiên là phải xóa bỏ trở ngại tâm lý. Nếu bạn vẫn xem nói lắp là vấn đề rất nghiêm trọng thì trở ngại tâm lý cũng tăng lên. Khi chuẩn bị nói chúng ta đừng nên căng thẳng hay mặc cảm gì cả. Thay vào đó bạn cứ mạnh dạn và tự tin thể hiện, cố ý nói giữa nhiều người để giảm tâm lý căng thẳng đi.
Ngoài ra sự tập trung tinh thần vào tiết tấu và âm luật cũng là một mẹo chữa nói lắp hiệu quả. Nhờ đó chúng ta sẽ chuyển được sự chú ý với động tác phát âm và dần tự nhiên khi nói hơn. Bên cạnh đó bạn cũng phải rèn tốc độ phát âm và nói chậm rãi trong khi giữ tâm lý bình tĩnh.
Chúng ta có thể chia lời nói thành những ý đơn giản, nói mỗi ý một lần và phải nối với nhau. Việc luyện tập nói cũng nên thực hiện đều đặn và kiên trì mỗi ngày. Bạn có thể đứng trước gương để tự mình tập nói. Hoặc không thì thường xuyên nói chuyện với bạn bè, người thân cũng là một mẹo dân gian chữa nói lắp hay được mọi người mách nhau.
Bên cạnh những phương pháp trên thì chúng ta cũng cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao và tập thở nữa. Mỗi ngày hãy hình thành thói quen đọc thành tiếng một bài báo. Tốc độ đọc của chúng ta sẽ tăng dần từ chậm rãi cho đến trơn tru, lưu loát. Nếu bạn duy trì tập đọc thường xuyên thì kết quả thu được sẽ rất khả quan.
Thường thì chứng nói lắp ở trẻ em là bình thường và không có gì nghiêm trọng. Dù có những trường hợp nói lắp sau sang chấn tâm lý nhưng cũng vô cùng hiếm hoi. Nếu bé nhà bạn đang trong quá trình tập nói và bạn quá lo lắng đến tình trạng nói lắp thì có thể lưu ý một số vấn đề sau.
Đầu tiên thì chúng ta phải tạo cơ hội để bé có thể nói chuyện một cách thoải mái và vui vẻ. Hơn nữa phụ huynh cũng nên giúp bé chuyên tâm trò chuyện mà không bị các tiếng ồn khác làm xao nhãng. Chẳng hạn như tạo cho bé thói quen nói chuyện trong bữa ăn với cả nhà.
Ở tuổi này bạn đừng quá quan trọng tính đúng sai trong câu nói của bé hoặc sửa lỗi mỗi khi bé nói sai. Thay vì bắt con nói thì bạn hãy tạo cơ hội để trẻ tham gia những hoạt động đòi hỏi giao tiếp. Khi trẻ nói bạn cũng nên chăm chú lắng nghe và duy trì giao tiếp bằng mắt thường xuyên.
Đặc biệt tối kỵ biểu lộ sự thất vọng hoặc thiếu kiên nhẫn khi trẻ nói lắp. Khi nói chuyện với trẻ, chúng ta nên nói từ từ và chậm rãi để bé có thể bắt chước theo. Trong trường hợp bé vẫn duy trì tật nói lắp đến khi 5 tuổi hay còn tệ hơn thì bạn nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được trợ giúp, thay vì tham khảo các mẹo chữa nói lắp của người lớn trên mạng.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.