Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nói lắp khi căng thẳng, phải làm sao?

Ngày 15/08/2019
Kích thước chữ

Có những người bình thường nói năng rất trôi chảy, nhưng lại nói lắp khi căng thẳng hoặc trong những dịp đặc biệt. Khi đó chúng ta vừa không trình bày được ý kiến của mình, vừa khó chịu khi nỗ lực của bản thân không được đền đáp xứng đáng. Vậy có cách nào để giải quyết tình trạng nói lắp khi căng thẳng này không?

Nói lắp là hiện tượng không còn quá xa lạ nữa và số lượng người mắc phải cũng không nhỏ. Theo nhiều tài liệu liên quan, hiện trên thế giới có khoảng 1% dân số mắc phải chứng này. Trong số đó tỷ lệ nam mắc nhiều hơn là nữ.

Ở độ tuổi dậy thì cũng ghi nhận nhiều trường hợp nói lắp khi căng thẳng. Bởi lúc này mọi người thường để ý đến ngoại hình và chú trọng cách đánh giá của người khác. Các em luôn khao khát được thể hiện mình trước đám đông nên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Để giải quyết triệt để tình trạng này thì chúng ta phải tìm hiểu sâu về các nhân tố tác động.

Nói lắp khi căng thẳng là tình trạng thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.Nói lắp khi căng thẳng là tình trạng thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.

Các nhân tố tác động dẫn đến nói lắp ở tuổi dậy thì

Hiện cơ chế xuất hiện chứng nói lắp là do đâu vẫn chưa được giải đáp chính xác. Nhưng nhiều người nhìn nhận nó có thể là do nhân tố di truyền, một vài bệnh về cơ địa hoặc chức năng hệ thống thần kinh suy giảm... Thậm chí có những trường hợp ghi nhận chưa từng nói lắp cho đến tuổi dậy thì. Trường hợp này thì chủ yếu do hai nhân tố tác động.

Nhân tố thứ nhất là do mô phỏng từ bé. Bởi tính hiếu kỳ của trẻ nhỏ rất mạnh nên nếu chúng thấy người khác nói lắp thú vị là lại bắt chước theo. Nếu bắt chước chỉ 1 – 2 lần thì chẳng sao, nhưng nếu tần suất quá nhiều thì sẽ thành quen miệng và tự nhiên thành chứng nói lắp.

Trước đây từng có trường hợp một diễn viên đóng vai người bị nói lắp mấy tháng liền. Sau người đó cũng bị ảnh hưởng để lại “di chứng”, cứ nói lắp khi căng thẳng. Chính bản thân họ cũng không thể kiểm soát được tình trạng này.

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến tình trạng nói lắp tuổi dậy thì là tinh thần. Như đã nói ở trên, trẻ ở độ tuổi này rất để ý đến hình tượng cũng như đánh giá của người khác dành cho mình. Do đó các em rất hay muốn thể hiện bản thân ở nơi công cộng và dễ rơi vào trạng thái căng thẳng bởi quá chú trọng đến đánh giá của mọi người.

Khi quá căng thẳng, con người ta sẽ dễ xuất hiện tình trạng gặp trở ngại trong tư duy và ngôn ngữ. Thế nên mới có những người cứ đứng trước đám đông là lại tim đập thình thịch, đỏ mặt tía tai, căng thẳng không nói được nên lời. Mà càng căng thẳng thì họ lại càng không nói được.

Nếu chẳng may có lần nói lắp khi căng thẳng thì người ta sẽ bị đóng đinh suy nghĩ về lần thất bại ấy. Từ đó hình thành nên tâm lý sợ hãi khi nói chuyện. Cứ mỗi lần mở miệng là mỗi lần lo lắng bất an, điều đó càng khiến cho chứng nói lắp thêm trầm trọng.

Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường để ý đến đánh giá của người khác nên rất dễ căng thẳng và nói lắp bắp.Trẻ ở độ tuổi dậy thì thường để ý đến đánh giá của người khác nên rất dễ căng thẳng và nói lắp bắp.

Làm sao để hết nói lắp khi căng thẳng?

Việc đầu tiên chúng ta cần làm là cố gắng quên đi cái tôi của bản thân. Bởi càng đề cao nó thì ta càng để ý đến cái nhìn của người khác. Càng xem trọng cách người ta nhìn nhận thì mình lại càng căng thẳng, mà càng căng thẳng thì bạn càng dễ nói lắp.

Thế nên mỗi khi phát biểu, bạn cứ giả vờ như xung quanh chẳng có ai cả. Hãy lấy hết sự tập trung của mình vào bài nói, tựa như đang luyện nói một mình vậy. Có thế thì mới giảm được áp lực đè nặng lên tinh thần và cơ thể. Bởi chúng ta chỉ nói lắp khi căng thẳng, nên nếu không còn căng thẳng thì nói lắp cũng sẽ được cải thiện. Tất nhiên bên cạnh tinh thần tốt thì bạn cũng nên chuẩn bị kỹ càng trước khi hùng biện hay phát biểu. Vấn đề tiếp theo mà chúng ta phải để tâm là học cách điều hòa cảm xúc.

Bởi căng thẳng dễ khiến con người ta nói lắp hơn, nên trước khi nói hoặc phát biểu mọi người nên thả lỏng cơ thể, toàn bộ cơ mặt, môi và khuôn miệng. Song song đó hãy hít thở sâu và lẩm bẩm “thả lỏng, thả lỏng...” trong miệng để ổn định cảm xúc, loại bỏ nói lắp khi căng thẳng. Ngoài ra những bài tập ngôn ngữ cũng có thể áp dụng cho cả người nói lắp.

Người nói lắp trên phương diện sinh lý hệ thống phát âm là hoàn toàn bình thường. Do đó chứng nói lắp hoàn toàn có thể cải thiện được, phương pháp cụ thể là: khống chế được tốc độ khi nói chuyện, nói khoan thai, nói từng từ một rõ ràng chứ không nói lướt. Ngoài ra âm thanh lúc nói cũng phải không nhanh không chậm, không quá nặng cũng không quá nhẹ.

Bạn có thể hơi kéo dài âm tiết đầu tiên để có thì giờ nghĩ đến phát âm của âm tiết thứ hai. Sau đó thì dựa theo tiết tấu cả câu để có những đoạn ngừng nghỉ phù hợp. Các bạn, nhất là các bạn trẻ cũng đừng quá lo ngại bởi chứng nói lắp khi căng thẳng.

Nếu không còn căng thẳng thì chúng ta cũng dễ dàng nói trước đám đông hơn.Nếu không còn căng thẳng thì chúng ta cũng dễ dàng nói trước đám đông hơn.

Bởi có rất nhiều danh nhân trong lịch sử từng mắc chứng nói lắp như T.Edison, A.Einstein… Cả học giả đầu tiên nghiên cứu về hiện tượng nói lắp trên thế giới như Windel Johansson cũng từng là một người mắc bệnh nói lắp. Thế nên điều chúng ta cần nhất là kiên trì và tin tưởng thì mới chữa hết được tật này.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Bệnh nói lắp