Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng nói lắp có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, nhất là đối với người lớn, tình trạng nói lắp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giao tiếp hàng ngày. Hiểu được nguyên nhân nói lắp sẽ giúp bạn khắc phục dễ hơn, từ đó có thể hòa nhập với cộng đồng cũng như tự tin hơn trong giao tiếp.
Nói lắp không phải là một căn bệnh gì nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bị tật nói lắp. Do nhiều người khi giao tiếp với người bị nói lắp nếu không hiểu rõ hay không biết bệnh này thì sẽ có suy nghĩ rằng người nói lắp có những vấn đề về thần kinh.
Đối với người nói lắp, việc đặt những câu hỏi đơn giản như “Mấy giờ?” “Ăn gì?” hay “Tôi tên là..” cũng rất khó khăn và gây căng thẳng. Từ những lí do như vậy, mà người nói lắp dễ tự tin và khó hòa nhập với mọi người.
Tình trạng nói lắp thì xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Và dù ở độ tuổi nào, nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân nói lắp, kiên trì thực hiện thì chắc chắn tình trạng nói lắp sẽ được cải thiện.
Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân nói lắp là do sự kết hợp của các yếu tố sau:
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng những nguyên nhân nói lắp kể trên chỉ là khởi nguồn, vẫn chưa có nguyên nhân nói lắp cụ thể và thuyết phục. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, trẻ em ở độ tuổi hình thành khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nếu xảy ra tình trạng nói lắp mà không được uốn nắn sẽ trở thành mãn tính dẫn đến việc khi lớn lên vẫn bị nói lắp.
Đối với người bị tật nói lắp - do bộ máy phát âm bị chứng co giật nặng - dẫn đến tình trạng mất đi khả năng giao tiếp, bị ám ảnh kèm theo nỗi sợ phải nói chuyện.
Việc nói lắp không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người bị tật. Đây được xem là một nhược điểm khiến cho người bị tật nói lắp gặp nhiều khó khăn cũng như mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, nói lắp còn khiến người bệnh tự ti vì bị chê cười, thậm chí trầm cảm vì ngại giao tiếp, ám ảnh khi phải nói chuyện.
Để chữa trị tật nói lắp có rất nhiều phương pháp, có thể dùng thuốc Đông y, Tây y, châm cứu, các bài tập thở hay thậm chí là thôi miên.
Dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn những cách tự nhiên và vô cùng hiệu quả để cải thiện tình trạng nói lắp mà bạn có thể áp dụng mọi lúc.
Không chỉ riêng người nói lắp mà người bình thường cũng cần phải hiểu biết về tật nói lắp. Về nguyên nhân nói lắp, cũng như những khó khăn mà người nói lắp gặp phải để có thể thông cảm và hỗ trợ người nói lắp có nỗ lực hơn trong việc điều trị. Đối với người nói lắp, cần phải có lòng tin cũng như quyết tâm chăm chỉ rèn luyện, như thế chắc chắn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng nói lắp.
Hoàng Minh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.