Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mô mỡ là một thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Vậy mô mỡ có cấu tạo, chức năng như thế nào? Làm sao để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến mô mỡ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Chúng ta thường được cảnh báo về tác hại của mỡ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chức năng quan trọng của thành phần này. Hơn nữa, bạn cũng cần nắm được cấu tạo, vị trí, nguyên nhân hình thành của mô mỡ. Từ đó, mới biết được các để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến thành phần này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Mô mỡ hay còn được biết đến là những mô liên kết. Chúng trải dài khắp các vị trí trên cơ thể, chủ yếu được hình thành từ các tế bào mỡ. Theo đó, mô mỡ thường xuất hiện dưới lớp da, trong các cơ quan nội tạng hoặc bám vào các khoang xương.
Cấu tạo của mô mỡ được chia thành 3 phần chính, đó là:
Mặc dù hầu hết con người chỉ được biết đến tác hại của mỡ, nhưng không phải ai cũng biết được những chức năng quan trọng của mô mỡ, bao gồm:
Dựa vào nguồn gốc và chức năng của mô mỡ, các nhà khoa học đã phân loại thành phần này như sau:
Mỡ nâu là những tế bào chứa nhiều giọt lipid và bào quan của tế bào. Chúng thường xuất hiện nhiều ở cơ thể của trẻ nhỏ. Khi trưởng thành, hàm lượng mỡ nâu sẽ bắt đầu giảm dần. Chính vì tỷ lệ sắt trong các bào quan lớn mà những tế bào mỡ có màu nâu đặc trưng.
Chức năng của tế bào mỡ nâu sẽ giúp tạo ra lượng nhiệt lớn. Vì vậy, cơ thể chứa càng nhiều mỡ nâu thì khả năng giữ ấm càng cao.
Điểm đặc trưng của mỡ nâu là có thể đốt cháy mỡ trắng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, người gầy thường có hàm lượng mỡ nâu cao hơn người thừa cân. Lúc này, mỡ nâu sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Mỡ trắng là loại mỡ chiếm hàm lượng lớn nhất bên trong cơ thể. Loại mỡ này chủ yếu tích tụ dưới dạng mỡ dưới da, mỡ tủy xương và mỡ nội tạng. Tế bào mỡ trắng có cấu trúc khá đơn giản, gồm một giọt lipid và một lượng nhỏ bào quan tế bào. Mỡ trắng có vai trò lưu trữ năng lượng. Đồng thời, hoạt động như một lớp cách nhiệt giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ khắc nghiệt và kích thích cơ thể sản xuất hormone.
Ưu điểm của mỡ trắng là sản xuất hormone adiponectin, có tác dụng làm tăng sự nhạy cảm với insulin. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Mỡ be có màu trắng nhạt, nằm rải rác giữa các túi tế bào mỡ trắng và mỡ nâu. Tùy vào điều kiện thời tiết mà mỡ be có khả năng tạo ra nhiệt lượng. Tế bào mỡ be sở hữu đặc điểm của cả mỡ nâu và mỡ trắng. Tuy nhiên, mỡ be có khả năng đốt cháy năng lượng tốt hơn so với lưu trữ năng lượng.
Một số bệnh lý về mô mỡ có thể kể đến là:
U mỡ là sự tăng sinh hàm lượng mô mỡ ở dưới da. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường phổ biến hơn ở những người trong độ tuổi trung niên, từ 40 - 60 tuổi. Các khối mỡ xuất hiện chủ yếu ở cổ, vai, lưng, cánh tay,...
U mỡ phát triển rất chậm, khi sờ vào có cảm giác cộm và dịch chuyển khi ấn nhẹ. Hầu hết các khối u mỡ là u lành tính, không gây đau, ngứa, khó chịu,... Tuy nhiên, nó lại gây mất thẩm mỹ và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
Mỡ ở giữa da và cơ bị viêm bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các khối nhỏ dưới da, phân bổ ở tay, chân, bụng và mặt. Lúc này, vùng da xuất hiện mô mỡ bị viêm có thể sưng đỏ, đau nhói và nóng rát.
Thừa cân, béo phì là bệnh lý bắt nguồn từ việc năng lượng dư thừa trong cơ thể được lưu trữ dưới dạng mô mỡ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là: Chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống ít vận động, di truyền, rối loạn nội tiết,... Bệnh béo phì nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm trí nhớ, bệnh về xương khớp, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh về tiêu hóa,...
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được về chức năng, vị trí cũng như các bệnh lý liên quan đến mô mỡ. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời nhé!
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.