Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp phải

Ngày 16/02/2023
Kích thước chữ

Mổ thoát vị đĩa đệm là một phương pháp chữa trị được áp dụng khi dùng thuốc hoặc điều trị vật lý không hiệu quả. Việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau và các triệu chứng khác của bệnh như suy giảm cảm giác, tê liệt và yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bệnh lý ở cột sống khá phổ biến ngày nay. Nguyên nhân bởi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép đến các dây thần kinh làm đau nhức. Ở một số bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định mổ để điều trị, nhưng mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? 

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay

Mổ thoát vị đĩa đệm giúp loại bỏ phần thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật đĩa đệm chính, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt cung sau cột sống: Loại bỏ đĩa đệm thoát vị giảm áp lực đè lên tủy sống hoặc rễ thần kinh cột sống bằng cách tạo một lỗ trong vòm đốt sống.
  • Phẫu thuật cắt bỏ vi mô: Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm đang chèn ép lên rễ thần kinh gây đau.
  • Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo: Đây là phương pháp mới nhất trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm bị thoát vị bằng một đĩa nhân tạo, giúp giữ nguyên sự linh hoạt và động lực của cột sống.
  • Hợp nhất cột sống: Các đốt sống sẽ được hợp nhất bằng xương tự thân hoặc xương của người hiến tặng nhờ sự hỗ trợ của vít, thanh kim loại, nhựa,…

Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phương mổ thoát vị đĩa đệm phù hợp nhất. 

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp phải

Mổ thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện tình trạng đau mỗi ngày trong 2 - 6 tuần đầu và dần dần chấm dứt trong khoảng 3 - 12 tháng sau đó. Các vấn đề khác như yếu cơ, tê cứng hay châm chích phải mất khoảng vài năm sau khi làm phẫu thuật mới có thể khỏi được. Nhìn chung, đây là biện pháp điều trị khá hiệu quả nhưng cũng như bất kỳ ca phẫu thuật khác, mổ thoát vị đĩa đệm cũng mang theo một số rủi ro và biến chứng có thể gặp phải. 

  • Nhiễm trùng: Một trong những biến chứng phổ biến nhất của tất cả các ca phẫu thuật là nhiễm trùng. Đặc biệt với những vết mổ hở, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Do đó cần chú ý đến cách chăm sóc vết thương, dùng kháng sinh trước và sau phẫu thuật là cách giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng.
  • Tổn thương thần kinh: Phẫu thuật tác động lên cột sống có thể gây ra tổn thương thần kinh hoặc màng cứng quanh tủy sống, làm tê liệt một số bộ phận. 
  • Thoái hóa cột sống: Sau khi mổ, vùng cột sống có khả năng không còn linh hoạt như ban đầu do tình trạng thoái hoá diễn ra. 
  • Đĩa đệm nhân tạo bị lệch: Với những ca mổ dùng đĩa đệm nhân tạo nếu đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu cần phải thực hiện lại để điều chỉnh. 
  • Bệnh tái phát lại: Theo thống kê có đến 5 - 15% trường hợp bị tái phát sau khoảng 6 tháng. 
  • Ngoài ra, sau khi phẫu thuật bạn có thể gặp một số biến chứng khác như xơ hóa, gây tê yếu cơ vùng cột sống thắt lưng, xuất huyết trong mô, bại liệt.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Những lưu ý sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý cho bệnh nhân khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:

  • Theo dõi triệu chứng: Hãy theo dõi tình trạng đau, sưng sau khi phẫu thuật để xem có nhiễm trùng hay bất kỳ biến chứng nào khác đang xảy ra và can thiệp ngay lập tức. 
  • Tập thể dục trị liệu: Nên tập thể dục nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ, giúp cơ thể phục hồi nhanh và giảm đau hơn. 
  • Chăm sóc vết mổ: Cần chăm sóc vết mổ, giữ vết mổ sạch sẽ và khô ráo. Hạn chế tắm gội hoặc tiếp xúc với nước trong vài ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Hạn chế các thức ăn như thịt gà, thịt bò, rau muống, xôi nếp. 
  • Tái khám đúng hẹn: Tuân thủ lịch hẹn tái khám của bác sĩ để theo dõi quá trình phục hồi và đánh giá kết quả điều trị.
Tái khám bác sĩ đúng hẹn sau mổ thoát vị đĩa đệm Tái khám bác sĩ đúng hẹn sau mổ thoát vị đĩa đệm

Qua bài viết trên, Long Châu đã giúp bạn trả lời câu hỏi mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không cũng như chia sẻ thêm một số thông tin liên quan đến cuộc phẫu thuật này, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn mau chóng thoát khỏi cơn đau, phục hồi tình trạng sức khoẻ!

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin