Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Món tiết canh có để tủ lạnh được không?

Ngày 27/11/2022
Kích thước chữ

Món tiết canh là món khoái khẩu của nhiều người vì họ cho rằng vừa mát, bổ máu và cánh mày râu cò rỉ tai nhau là “tăng cường sinh lý”. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế thì không phải như vậy. Bởi vì món tiết canh thực chất là món ăn sống, không những không không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại cho cơ thể. Món tiết canh được làm đông rồi mới ăn. Vậy món tiết canh có để tủ lạnh được không?

Dù được cơ quan y tế khuyến cáo là không nên ăn tiết canh vì nguy cơ gây bệnh từ loại thức ăn này rất cao. Bởi vì các loài động vật mà người ta lấy máu để đánh tiết canh tiềm ẩn rất nhiều virus, vi trùng, vi khuẩn trong tiết canh. Việc ăn sống thức ăn này còn có thể gây tiêu chảy, tả và những bệnh giun sán khác. Tuy nhiên, nhiều người lại rất thích món này, đặc biệt là những người hay nhậu. Nhiều người đánh tiết canh rồi bỏ vào tủ lạnh cho máu đông lại. Tiết canh có để tủ lạnh được không? Câu trả lời sẽ có trong nội dung tiếp theo, bạn có thể theo dõi nhé!

Ăn tiết canh có tác dụng gì?

Món tiết canh đã có từ khá lâu được một phận người coi đó là món khoái khẩu. Nhiều người còn cho rằng ăn tiết canh vừa mát vừa bổ máu. Thậm chí họ còn cho rằng ăn tiết canh còn tăng cường sinh lý nam. Tuy nhiên đây chỉ là những quan niệm và đồn đoán sai lầm chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó. Đây lại là món ăn gây rất nhiều phiền toái đối với sức khỏe của chúng ta. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi ăn vào bị tiêu chảy, nhiễm giun sán, nhiễm liên cầu lợn nguy hiểm tính mạng thậm chí là tử vong.

Món tiết canh có để tủ lạnh được không?-1 Cách làm tiết canh

Dù vậy nhưng nhiều người vẫn nghĩ bệnh ở đâu đó chứ không phải ở mình, nên vẫn tiếp tục ăn tiết canh. 

Nếu phân tích một cách khoa học về giá trị dinh dưỡng của tiết canh thì có thể thấy rằng không như lời đồn đoán.

Trong máu của động vật dùng để đánh tiết canh gồm hai phần. Thứ nhất trong máu thành phần huyết cầu chiếm gần 1 nửa là 45% thể tích máu, trong đó chỉ 1% tiểu cầu và 3% tiểu cầu còn có tới 96% hồng cầu. Thành phần quan trọng nhất đảm nhận vai trò đưa dưỡng khí (oxy) đến mọi cơ quan và đưa thán khí từ các cơ quan về phổi để thải loại ra ngoài là hồng cầu có chứa huyết cầu tố (hemoglobin, Hb). Khi bị thiếu máu có nghĩa là thiếu hồng cầu, cụ thể là thiếu huyết cầu tố.

Thứ hai là, phần dịch lỏng huyết tương chiếm 55% thể tích máu. Huyết tương có chức năng vận chuyển các dinh dưỡng, hormon, huyết cầu, vitamin, chất đông máu... đi khắp cơ thể. Vì vậy muốn tạo ra hồng cầu mới, cơ thể cần chất đạm là những axit amin để tổng hợp ra phân tử globin của huyết cầu tố. Chất sắt để sinh tổng hợp nhân heme, cùng các loại vitamin B6, B12 và axit folic, yếu tố vi lượng cobalt, nikel và một hormon đặc biệt là erythropoietin. Nồng độ hormone erythropoietin tăng giảm tùy theo lượng oxy của cơ thể. Nếu cơ thể càng thiếu oxy thì càng sản sinh nhiều erythropoietin. Những yếu tố khác thì do ăn uống đưa vào còn erythropoietin lại được tổng hợp từ thận.

Thời gian sống của hồng cầu khoảng 120 ngày và khi chết nhân hem của huyết cầu tố được phóng thích và thoái hóa với nhiều giai đoạn sản phẩm chính là bilirubin. Sau đó bilirubin về gan thải qua đường mật và tống ra ngoài theo phân.

Khi bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tán huyết da sẽ màu vàng sậm vì bilirubin sản sinh nhiều mà không thải hết được.

Ăn tiết canh có những tác hại gì?

Món tiết canh được nhiều người yêu thích tưởng rằng tốt cho cơ thể nhưng thực ra lại mang rất nhiều mầm bệnh. 

Có thể nhiễm liên cầu lợn khi ăn tiết canh

Nếu liên cầu lợn vào trong máu sẽ nhân lên nhanh chóng và tiết ra những độc tố khiến cơ thể gặp nguy cơ viêm màng não do liên cầu. Triệu chứng ban đầu là ù tai, đau đầu, xuất huyết và sốt cao. Có nhiều người thì bị xuất huyết dưới da. Trên da sẽ có từng mảng màu tím đó là tình trạng xuất huyết. Đồng thời bệnh nhân cũng có thể gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch, tụt huyết áp và nếu không được điều trị kịp thời có thể bị tử vong.

Món tiết canh có để tủ lạnh được không?-2 Có thể nhiễm liên cầu lợn khi ăn tiết canh

Bệnh giun xoắn

Loại giun xoắn này khi vào cơ thể chúng sẽ gây lên tình trạng sốt cao kéo dài. Loại giun xoắn này rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với giun sán bình thường. Loại này ký sinh chủ yếu trong ruột non của lợn và một số động vật. Loại ấu trùng giun xoắn sống rất dai, đi khắp cơ thể và dừng lại với dạng kén. Giun xoắn rất khó điều trị và khả năng tử vong cũng cao. Những bệnh nhân bị giun xoắn thường do ăn tiết canh lợn.

Bệnh sán lợn gạo

Bệnh sán lợn gạo là do loại sán dây trưởng thành trong người và chúng ký sinh ở ruột. Sán già, đốt của chúng sẽ rụng dần và tống ra ngoài theo phân, nếu lợn ăn phải nó sẽ thành ấu trùng như hạt gạo và trú ở bắp thịt. Nếu người ăn tiết canh nhiễm loại sán lợn gạo trong vòng vài tháng sẽ mắc bệnh. Chúng sẽ phát triển và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Tiết canh có để tủ lạnh được không?

Nhiều người thắc mắc: "Tiết canh có để tủ lạnh được không?" vì đây là loại thức ăn để đông mới ăn. Như chúng ta đã biết khi hãm tiết canh mà không đông thì coi như đã bị hỏng. Tiết canh phải đông đặc thì mới đạt yêu cầu của người ăn. Thực tế, có một số cơ sở do làm ẩu hoặc vì lý do nào đó tiết canh không đông tự nhiên được. Họ đem tiết canh bỏ tủ lạnh để giúp chúng đông lại.

Món tiết canh có để tủ lạnh được không? Ăn tiết canh có nhiều nguy cơ bệnh tật

Theo chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cho tiết canh vào tủ lạnh là việc làm sai lầm và tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi vì cơ chế đông của tiết canh là cơ chế đông tự nhiên của tiết chứ không phải làm đông bằng cách cho tủ lạnh.

Tiết canh được chế biến theo cơ chế đông máu, bởi vì khi một loại protein hòa tan của huyết tương và fibrinogen có trong máu động vật được biến thành các chuỗi fibrin không hòa tan.

Vì vậy những chuỗi fibrin tạo thành một tấm lưới giữ lại tất cả các thành phần hữu hình của máu và đông lại. 

Thực chất, tiết canh được làm từ máu sống, bản thân nó đã có nhiều nguy cơ nhiễm giun, sán, vi khuẩn, vi trùng… Nếu ăn tiết canh nguy cơ mắc những bệnh về đường tiêu hóa đã cao rồi. Nếu để trong tủ lạnh thì nguy cơ càng cao hơn. Vì vậy theo các chuyên gia việc cho tiết canh vào trong tủ lạnh là một sai lầm. Chưa kể, trong tủ lạnh cũng chứa nhiều vi khuẩn, đồng thời món ăn này có thể bị phân hủy cơ hội gây bệnh cho người sử dụng càng cao hơn.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: "Tiết canh có để tủ lạnh được không?" rồi nhé! Để đảm bảo sức khỏe gia đình và người thân thì việc ăn chín uống sôi là một lựa chọn chính xác. Ăn tiết canh đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe rồi, việc để tiết canh trong tủ lạnh còn nguy hiểm hơn. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về món ăn lợi ít hại nhiều này.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin