Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khuỷu tay là bộ phận nối liền cẳng tay với phần cánh tay trên. Đây là một khớp lớn và quan trọng của cơ thể, cho phép cánh tay được mở rộng và uốn cong hết mức. Từ đó, giúp con người vận động chi trên một cách dễ dàng, tăng tính linh hoạt của cánh tay.
Khuỷu tay là gì? Khuỷu tay là cơ quan nằm chính giữa cánh tay, có cấu trúc khá phức tạp và chức năng riêng biệt là hỗ trợ vận động cho cả cánh tay. Do phải thường xuyên hoạt động và chịu nhiều áp lực từ va chạm hay tác động bên ngoài, khuỷu tay dễ bị mắc các bệnh về xương khớp. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về cấu tạo, chức năng cũng như những vấn đề bệnh lý thường gặp của khuỷu tay.
Khuỷu tay được xem như một bản lề được cấu thành từ ba xương: Xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Các xương này liên kết với nhau bằng hệ thống dây chằng và một bao khớp chung. Các đầu xương đều được bao bọc bởi lớp sụn có tính đàn hồi, giúp các khớp xương dễ dàng trượt và hạn chế chấn động.
Khuỷu tay còn có các bộ phận sau cấu tạo kết hợp hỗ trợ hoạt động:
Khớp khuỷu tay có khả năng cử động rất linh hoạt, xoay chuyển đến 180° nhờ vào cấu tạo gồm:
Bao hoạt dịch ở khuỷu tay là một túi mỏng chứa đầy chất lỏng, nằm bên trong khớp khuỷu tay (nằm ở mặt sau của cánh tay). Chức năng chính của bao hoạt dịch tương tự một tấm đệm hỗ trợ vận động cho đầu khuỷu tay.
Ở khuỷu tay có ba nhóm cơ gấp chính, đó là:
Khớp khuỷu tay có một mạng lưới các dây chằng giúp níu giữ và đảm bảo tính an toàn. Dây chằng là những dải sợi màu trắng, có độ bền cao do được cấu thành từ các mô liên kết dẻo dai. Dây chằng khuỷu tay có chức năng giữ các khớp lại với nhau và kết nối sụn chêm với xương.
Hệ thống dây chằng khuỷu tay gồm nhiều dây chằng như dây chằng chéo giữa, dây chằng trụ, dây chằng hướng tâm, dây chằng vòng quay bao quanh chỏm xương,... Chúng liên kết với nhau, kết hợp với viên nang khớp, có nhiệm vụ giữ cho khớp khuỷu tay ở đúng vị trí và có khả năng chịu lực rất tốt.
Khuỷu tay là một khớp lớn, có chức năng chính là gập, duỗi, sấp ngửa cẳng tay và di chuyển bàn tay. Khuỷu tay cũng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác, cụ thể như:
Khuỷu tay đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong vận động, thường xuyên chịu đựng các tác động cơ học, tì đè nên rất dễ bị tổn thương. Một số bệnh lý thường gặp ở khuỷu tay:
Viêm gân khuỷu tay (hay viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay) là tình trạng đau nhức xảy ra do các gân khuỷu tay bị quá tải; chấn thương các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Tình trạng thường gặp ở vận động viên quần vợt nên còn có tên gọi là Hội chứng khuỷu tay tennis. Ngoài ra, hội chứng này cũng phổ biến ở những người thường xuyên hoạt động cơ bắp, sử dụng cẳng tay nhiều như họa sĩ, thợ mộc, thợ điện, công nhân,...
Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay xảy ra khi chất lỏng hoạt dịch bị tích tụ bên trong gây ra tình trạng viêm sưng và đau nhức. Viêm bao hoạt dịch khuỷu tay thường khởi phát sau một chấn thương xảy ra ở vùng khuỷu tay như té ngã ở tư thế khuỷu tay chống xuống đất, khuỷu tay bị va đập mạnh,... Viêm bao hoạt dịch gây cảm giác đau khó chịu ở phần sau của khuỷu tay cả khi gập và duỗi tay, kèm theo triệu chứng nóng và sưng tấy.
Đây là tình trạng viêm khớp nói chung, có thể kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn hoặc không. Viêm khớp khuỷu tay thường xuất hiện ở những người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc tiến triển sau khi chấn thương có liên quan đến khớp. Các triệu chứng của viêm khớp khuỷu tay thường gặp:
Nhiễm trùng khớp khuỷu tay (viêm khớp nhiễm trùng) thường không phổ biến. Bệnh lý này xảy ra khi vi sinh vật hoặc vi khuẩn xâm nhập từ vết thương hở hoặc vết thương do phẫu thuật, lây đến khớp khuỷu tay gây nhiễm trùng. Tuy bệnh lý này không thường gặp nhưng khi gặp phải thì tình trạng bệnh có thể khá nghiêm trọng.
Trật khớp khuỷu tay là tình trạng các mặt ở khớp khuỷu tay bị di lệch ra khỏi vị trí của nó một cách hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tùy thuộc vào lực tác động. Trật khớp khuỷu tay có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn với một số nguyên nhân phổ biến như:
Gãy xương khuỷu tay có thể xuất phát từ một trong ba xương chính hoặc có thể gãy mỏm khuỷu, đầu dưới xương cánh tay. Nguyên nhân gây ra gãy xương khuỷu tay cũng tương tự như trật khớp, tuy nhiên tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn. Người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn nghiêm trọng, tê buốt và không thể duỗi thẳng cánh tay, kèm theo biểu hiện sưng to và bầm tím ở khu vực bị tổn thương.
Khuỷu tay có vai trò quan trọng đối với những vận động của cơ thể, đặc biệt là khu vực cẳng tay. Vì vậy, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, chúng ta nên bảo vệ khớp khuỷu tay đúng cách để hạn chế tổn thương khuỷu tay. Khi phát hiện bản thân xuất hiện những dấu hiệu của bệnh lý, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.
Xem thêm: Cách sử dụng vỏ cây hoa sữa chữa xương khớp hiệu quả