Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý dễ mắc phải ở mọi độ tuổi. Bệnh gây đau và khó chịu ở khu vực nhạy cảm. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn dưới đây nhé!
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý ở khu vực nhạy cảm, do đó nhiều người thường ngại ngùng mà không đến bác sĩ để điều trị kịp thời. Bệnh có thể tự khỏi nếu được điều trị tại nhà đúng cách, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tìm đến các y bác sĩ có kinh nghiệm để được chữa trị chuyên nghiệp, dứt điểm.
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng hậu môn có vết rách ở niêm mạc và gây đau. Thường tình trạng này xảy ra khi người bệnh cố rặn phân cứng. Đây là một trong những bệnh lý điển hình và gây đau rát vùng hậu môn, thậm chí làm chảy máu khi đi tiêu.
Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng đây cũng là nguyên nhân gây chảy máu hậu môn thường gặp ở tuổi thiếu niên. Đa số bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần cùng với việc cải thiện tình trạng táo bón, tuy nhiện một số ít trường hợp nứt hậu môn thành mãn tính và phải điều trị bằng phẫu thuật.
Nứt kẽ hậu môn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Nứt kẽ hậu môn thông thường sẽ lành trong vòng vài tuần nếu người bệnh cải thiện tình trạng táo bón, giữ cho phân mềm hay tránh bị tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong vòng 6 đến 8 tuần, người bệnh sẽ cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.
Thay đổi lối sống: Xây dựng thực đơn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, chăm chỉ luyện tập thể dục thường xuyên.
Ngâm hậu môn: Ngâm hậu môn với nước ấm 10 - 20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để giúp thư giãn cơ thắt, từ đó giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng để rửa vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn.
Dùng thuốc làm mềm phân để hỗ trợ quá trình đi vệ sinh, hạn chế tình trạng rặn.
Dùng thuốc kem bôi như: Anusol-HC, oxit kẽm, Gel Healit… để làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ.
Thuốc chẹn kênh Calci (Nifedipin và diltiazem): Uống hoặc nghiền thành dạng bột để bôi vào vết nứt, từ đó góp phần làm giãn cơ thắt.
Nếu đã được điều trị tại nhà hay thậm chí là điều trị nội khoa mà các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật.
Những phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn như:
Chỉ định:
Trên đây là một số thông tin về biện pháp điều trị nứt kẽ hậu môn. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên, quý đọc giả có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.