Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý viêm xảy ra ở khu vực trực tràng - hậu môn. Vì vị trí này khá nhạy cảm nên thường người bệnh sẽ rất ngại đi khám. Nứt kẽ hậu môn có tự lành không cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm khi người bệnh hay mang tâm lý mong muốn bệnh tự khỏi hoặc có thể tự chữa trị ở nhà.

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không? Việc này sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu vết nứt nhỏ và không có dấu hiệu trở nặng thì có thể tự khỏi lại, chỉ cần thực hiện một vài biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên nếu vết thương lớn, bệnh ở giai đoạn sau thì phải cần có thêm sự thăm khám của bác sĩ.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có xuất hiện vết nứt hoặc vết rách ở niêm mạc ống hậu môn của bạn. Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau hậu môn và chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi đi đại tiện.

Các vết nứt thường do chấn thương ở lớp lót bên trong hậu môn do đi tiêu hoặc kéo dài ống hậu môn. Điều này có thể là do đi tiêu khô, cứng hoặc đi tiêu lỏng, thường xuyên. Bệnh nhân cơ thắt hậu môn chặt có nhiều khả năng bị nứt hậu môn. Các nguyên nhân gây nứt hậu môn ít phổ biến hơn bao gồm các bệnh như viêm ruột, nhiễm trùng hậu môn, chấn thương hoặc khối u.

nut-ke-hau-mon-co-tu-lanh-khong 2
Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt hậu môn rất phổ biến, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người mang thai. Khoảng một nửa số người bị nứt hậu môn mắc bệnh này trước khi bước sang tuổi 40. Vết nứt hậu môn có thể xảy ra đột ngột hoặc dần dần. Họ cũng có thể chữa lành nhanh chóng hoặc chậm.

Vết nứt hậu môn kéo dài dưới 8 tuần được gọi là nứt hậu môn cấp tính. Khi các triệu chứng kéo dài hơn 8 - 12 tuần thì được gọi là nứt hậu môn mãn tính. Vết nứt hậu môn nguyên phát không có nguyên nhân xác định được, trong khi vết nứt hậu môn thứ phát có nguyên nhân xác định được.

Nứt hậu môn có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Vùng da xung quanh hậu môn có xuất hiện một vết rách;
  • Một miếng da dư hoặc một cục da nhỏ bên cạnh vết rách;
  • Đau nhói ở vùng hậu môn khi đi tiêu;
  • Vệt máu trên phân hoặc trên giấy vệ sinh sau khi lau;
  • Ngứa và rát ở vùng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Đối với vấn đề thắc mắc nứt kẽ hậu môn có tự lành không, câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mới có thể đưa ra kết luận.

nut-ke-hau-mon-co-tu-lanh-khong 3
Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Trong hầu hết các trường hợp, vết nứt hậu môn sẽ tự khỏi mà không cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật. Kem bôi, thuốc hoặc thuốc giảm đau không kê đơn OTC có thể giúp giảm triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các vấn đề mãn tính nếu vết thương không lành lại. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thông thường, nếu bệnh còn ở giai đoạn đầu, kích thước của vết nứt hậu môn vẫn còn nhỏ thì chúng có thể tự lành lại sau một thời gian ngắn, chỉ cần người bệnh chú ý về chế độ ăn uống và cải thiện được tình trạng táo bón. Đây vốn là tác động của cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể chúng ta.

Còn với các vết nứt hậu môn đã quá rộng và sâu thì không thể tự lành lại hoàn toàn được. Vì khi đó giai đoạn và mức độ của bệnh đã vượt qua khả năng thích ứng cũng như cơ chế tự làm lành của cơ thể. Người bệnh khi đó buộc phải cần đến sự can thiệp các bác sĩ chuyên môn thì mới có thể đạt chữa được khỏi bệnh hoàn toàn.

nut-ke-hau-mon-co-tu-lanh-khong 4
Khi vết nứt quá lớn thì rất khó tự lành

Đặc biệt hơn là khi những vết nứt ở hậu môn, vốn dĩ là một vị trí nhạy cảm, rất dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, các loại nấm và ký sinh trùng gây hại. Chúng là tác nhân khiến cho các vết nứt càng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đừng chủ quan và trì hoãn việc điều trị vì rất có thể bệnh sẽ trở nặng thêm và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh ngoài việc phải đối mặt với tình trạng đau rát và chảy máu hậu môn thì còn có nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng nghiêm trọng nữa.

Nhìn chung trả lời cho câu hỏi nứt kẽ hậu môn có tự lành không? Phương pháp trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả? Nếu bệnh còn ở giai đoạn đầu và vết nứt còn nhỏ thì có thể tự lành được nếu có biện pháp hạn chế tình trạng táo bón kịp thời.

Cách giảm triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn

Như đã nói ở trên nếu vết nứt còn nhỏ thì ta có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp các vết nứt lành lại cũng như giảm nguy cơ phát triển các vết nứt mới trong tương lai.

Các biện pháp tự giúp đỡ để tránh táo bón bao gồm:

  • Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa chất xơ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như trái cây và rau quả, bánh mì nguyên hạt, mì ống và gạo. Đối với người lớn, tốt nhất là nên đặt mục tiêu ăn ít nhất 30g chất xơ mỗi ngày.
  • Giữ nước bằng cách uống nhiều nước.
  • Không cố nhịn khi có cảm giác muốn đi đại tiện, điều này có thể khiến phân của bạn bị khô và khó đại tiện hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên, nên đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động thể chất mỗi tuần.
  • Bạn có thể giúp làm dịu cơn đau bằng cách dùng thuốc giảm đau đơn giản, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Ngâm mông trong bồn nước ấm vài lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu.
nut-ke-hau-mon-co-tu-lanh-khong 5
Điều trị chứng táo bón có thể khiến vết nứt hậu môn lành lại

Cách cánh phòng tránh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý dễ gặp, lại diễn biến phức tạp và có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngoài việc biết được cách điều trị thì cách phòng tránh cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp để phòng tránh nguy cơ gặp phải tình trạng này:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: Có thể tăng cường bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều chất xơ; uống nước thường xuyên và đủ nhiều; hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng hoặc có chứa nhiều dầu mỡ… Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn có một tiêu hoá khoẻ và không dễ dàng mắc các bệnh lý về trực tràng - hậu môn.
  • Chú ý chế độ sinh hoạt phải lành mạnh: Nên tham gia luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày từ 30 - 45 phút; hạn chế tránh dùng bia rượu và các loại chất kích thích khác; không nên nhịn đi đại tiện, không nên rặn mạnh khi đại tiện…
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Hậu môn cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày để không để lại các nguy cơ cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là sau khi đi đại tiện, nên vệ sinh sạch sẽ bằng khăn, giấy mềm, hoặc nước ấm.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh về tiêu hóa: nếu bạn đang mắc các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như tiêu chảy hay táo bón thì tốt nhất là nên tìm cách chữa dứt điểm, đừng để bệnh tiến triển lâu dài, đây sẽ là nguyên do gây nên các bệnh mãn tính về trực tràng

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh nứt kẽ hậu môn. Mong răng sau bài viết này, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề nứt kẽ hậu môn có tự lành không. Việc theo dõi tình trạng bệnh, giai đoạn của vết nứt sẽ quyết định rất nhiều đến khả năng tự lành của vết nứt. Chú ý là khi bệnh được chữa trị dứt điểm sớm thì nguy cơ biến chứng và để lại di chứng cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy, khi có xuất hiện bất cứ vấn đề nào, tốt nhất là nên tìm gặp các bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.

Xem thêm: Bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin