Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì?

Ngày 20/09/2023
Kích thước chữ

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách nhỏ hoặc vết loét ở vùng da ngay bên trong hậu môn. Nó gây ra cơn đau dữ dội và đôi khi gây chảy máu khi bạn đi đại tiện. Bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì là một câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nếu vết nứt hậu môn vẫn còn nhỏ và nông, người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị. Vậy, bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về cách điều trị tình trạng bệnh lý này để tìm ra câu trả lời.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là sự xuất hiện của một vết cắt hoặc vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường gặp ở những người có tiền sử táo bón hoặc phân cứng, chế độ ăn ít chất xơ, chấn thương và phẫu thuật hậu môn trước đó. Vết nứt trên xuất hiện trên da có thể gây đau dữ dội và chảy máu hậu môn trong và sau khi đi tiêu. 

Một số phương pháp điều trị có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương và giúp giảm bớt sự khó chịu, bao gồm thuốc làm mềm phân và thuốc giảm đau tại chỗ. Trong hầu hết các trường hợp nhẹ thì vết nứt thường sẽ tự lành. 

bi-nut-ke-hau-mon-uong-thuoc-gi 2
Nứt kẽ hậu môn là gì?

Trong trường hợp vết nứt kéo dài hơn 6 tuần thì nó được coi là tình trạng mãn tính. Nếu vết nứt hậu môn không cải thiện bằng các phương pháp điều trị thông thường thì có thể phải cần tới phẫu thuật. Các triệu chứng và dấu hiệu của nứt hậu môn có thể bao gồm:

  • Đau rát hậu môn;
  • Đau khi chuyển động và một thời gian sau đó;
  • Máu đỏ tươi từ hậu môn;
  • Máu lẫn trong phân;
  • Có máu dính trên giấy vệ sinh.

Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Đối với hầu hết những người bị nứt kẽ hậu môn, có rất nhiều trường hợp không có lý do rõ ràng nào. Đây được gọi là vết nứt hậu môn nguyên phát, thường là kết quả của việc đi đại tiện khó khăn hoặc đau đớn, làm tổn thương ống hậu môn của bạn. Điều này có thể khiến các cơ xung quanh hậu môn (cơ vòng trong) co thắt và căng lên, khiến bạn dễ bị rách hơn. Nó cũng làm giảm lượng máu cung cấp đến khu vực đó, khiến vết rách khó lành hơn.

Nhưng đôi khi, cũng có thể xác định được nguyên nhân cơ bản gây ra vết nứt hậu môn. Trường hợp này được gọi là nứt kẽ hậu môn thứ phát. Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn thứ phát bao gồm những điều sau đây.

  • Táo bón – đại tiện phân cứng;
  • Mang thai hoặc sinh con: Điều này có thể gây áp lực lên đáy chậu (khu vực giữa hậu môn và âm hộ);
  • Mắc bệnh viêm ruột như bệnh Crohn;
  • Bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng da;
  • Da có tình trạng giống như bệnh vảy nến;
  • Dùng các loại thuốc như thuốc giảm đau có chứa opioid hoặc hóa trị;
  • Đã từng bị chấn thương ở hậu môn, ví dụ như do quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc do phẫu thuật;
  • Bị ung thư ruột.
bi-nut-ke-hau-mon-uong-thuoc-gi 3
Có nhiều trường hợp nứt kẽ hậu môn không rõ nguyên nhân

Cách điều trị nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn cấp tính thường lành trong vòng 6 tuần nếu có cách điều trị đúng đắn. Một số tình trạng sẽ biến mất khi chứng táo bón được chữa khỏi. Với tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài từ 6 tuần trở lên được gọi là vết nứt hậu môn mãn tính. Những phương pháp điều trị bảo tồn này không thành công và cần một phương pháp phẫu thuật tích cực hơn.

Những người bị nứt hậu môn không lành tốt có thể bị mất cân bằng áp lực hậu môn khiến máu không thể lưu thông bình thường qua các mạch máu xung quanh hậu môn. Lưu lượng máu giảm ngăn ngừa sự chữa lành. Sử dụng thuốc, tiêm Botox và thậm chí một số phương pháp điều trị tại chỗ giúp cải thiện lưu lượng máu có thể giúp vết nứt hậu môn mau lành.

Các phương pháp điều trị khác gồm có:

  • Thay đổi chế độ ăn uống của bạn để tăng cường chất xơ và nước, các bước sẽ giúp điều chỉnh nhu động ruột của bạn và giảm cả tiêu chảy và táo bón.
  • Tắm nước ấm tối đa 20 phút mỗi ngày.
  • Dùng thuốc làm mềm phân, chẳng hạn như bổ sung chất xơ, khi cần thiết.
  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ, chẳng hạn như nitrat hoặc thuốc chẹn canxi.

Có thể phải cần can thiệp bằng phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật cắt cơ vòng bên trong. Trong quá trình phẫu thuật, áp lực bên trong hậu môn được giải phóng. Điều này cho phép nhiều máu chảy qua khu vực này để chữa lành và bảo vệ các mô.

Rủi ro từ việc tiêm Botox và thuốc dùng để điều trị nứt hậu môn là tương đối nhẹ. Các biến chứng do phẫu thuật bao gồm nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, đầy hơi và són phân dai dẳng hoặc đi tiêu không kiểm soát.

Trong số những biện pháp điều trị có thể kể đến sử dụng thuốc. Vậy bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì?

bi-nut-ke-hau-mon-uong-thuoc-gi 5
Bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì?

Bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì?

Một khi bệnh nứt kẽ hậu môn tiến triển thành mãn tính sẽ rất khó chữa khỏi dứt điểm, vì vậy cần được điều trị kịp thời để tình trạng bệnh không gây ra các biến chứng xấu hơn. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng đại tiện đau rát ở hậu môn kèm theo chảy máu, người bệnh nên sớm thăm khám bác sĩ hoặc cơ sở y tế.

Việc điều trị nứt kẽ hậu môn có thể cần đến sự kết hợp cả nội khoa và ngoại khoa, cũng sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, các y bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một phương pháp điều trị phù hợp. Thường thì ở giai đoạn đầu của bệnh nứt kẽ hậu môn, phương pháp điều trị nội khoa sẽ được sử dụng. Khi đó vết nứt vẫn còn nhỏ và chưa sâu, người bệnh sẽ cần dùng một số loại thuốc để làm lành vết nứt. 

Vậy bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì? Dưới đây là các loại thuốc mà bạn có thể sử dụng để trị nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn đầu.

Các loại thuốc dùng để làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón và giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn như: Bisacodyl, Duphalac,… Việc cải thiện tình trạng táo bón sẽ giúp vết nứt lành lại.

Khi có xuất hiện vết nứt ở hậu môn thì bộ phận này sẽ xuất hiện tình trạng đau rát đặc biệt là sau khi đi đại tiện, vì vậy nên có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm giảm tình trạng này. Các loại thuốc giảm đau có thành phần chính là Paracetamol chẳng hạn như: Anusol-Hc, Lidocain,... sẽ được kê đơn. Ngoài ra còn có một số loại thuốc bôi ngoài da như oxit kẽm cũng sẽ có tác dụng giảm đau.

Để làm giảm tình trạng viêm, nhiễm trùng và chảy dịch ở hậu môn, có thể sử dụng số loại thuốc kháng sinh như: Cefazolin, Cefadroxil, Cephalexin, Cefixim,...

Điều trị nứt kẽ hậu môn cần làm giãn tĩnh mạch, đồng thời hậu môn cũng cần sự lưu thông máu để lành vết thương, các loại thuốc như: Nitroglycerin, Proctolog, Anusol-Hc, Tetracycline,... có những công dụng này.

bi-nut-ke-hau-mon-uong-thuoc-gi 4
Việc cải thiện tình trạng táo bón sẽ giúp vết nứt lành lại

Ngoài việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần kết hợp với việc giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn sao cho sạch sẽ, đồng thời chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng cần phải được xây dựng một khoa học, hãy cố gắng uống nhiều nước, bổ sung chất xơ và hạn chế các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ để việc điều trị hiệu quả.

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh nứt kẽ hậu môn cũng như các biện pháp điều trị bệnh. Mong rằng bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề bị nứt kẽ hậu môn uống thuốc gì. Các biến chứng của bệnh thường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy tốt hơn hết là nên phát hiện và có biện pháp điều trị sớm. Chú ý rằng việc sử dụng thuốc cũng cần phải có sự tư vấn cụ thể của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn có tự lành không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm