Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ MRSA với những triệu chứng lâm sàng có khi chỉ là một nốt nhọt ngoài da nhưng rất đau và có thể có mủ. Vậy yếu tố nguy cơ nhiễm mrsa là gì và làm sao để phòng ngừa nguy cơ này?
Yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh thường tiến triển nặng dần và nếu không chú ý tới những triệu chứng lâm sàng sẽ dễ gây biến chứng nặng, thậm chí là có thể gây tình trạng tử vong. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bài viết này để có những kiến thức cần thiết về MRSA nhé!
Vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện tự nhiên trên da và mũi thường vô hại. Tuy nhiên, do một số điều kiện nhất định, tụ cầu có thể sinh sôi và ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc bệnh. MRSA thuộc nhóm tụ cầu khuẩn, nhưng có khả năng kháng lại một số loại kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thông thường.
Nếu để tình trạng MRSA xâm nhập sâu vào cơ thể, gây ra các bệnh nhiễm trùng xương, khớp, máu, tim, phổi. Trường hợp nặng, tính mạng con người sẽ bị đe dọa. Hiện nay, có hai môi trường dễ lây nhiễm MRSA gồm:
Trước khi xác định yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA, hãy cùng tìm hiểu một số triệu chứng và dấu hiệu nhận biết MRSA nhé! Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn tụ cầu rất khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của mỗi bệnh nhân. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là những cục mụn nhọt màu đỏ trên da. Đi kèm theo mụn là các triệu chứng:
Những triệu chứng trên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh mụn nhọt thông thường hoặc vết côn trùng cắn, phát ban. Nếu thấy tình trạng không cải thiện sau 2 - 3 ngày điều trị kháng sinh, người bệnh cần được nhập viện để điều trị. Bạn cần được các bác sĩ theo dõi cơ thể thường xuyên. Các triệu chứng nguy hiểm hơn do nhiễm khuẩn MRSA:
Hiện nay tồn tại rất nhiều yếu tố khiến con người dễ tăng nguy cơ nhiễm MRSA. Nhận biết và xác định được để phòng tránh là điều vô cùng cần thiết, cụ thể được chia làm hai nhóm sau đây:
Vi khuẩn tụ cầu thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt, vết thương hở. Phần lớn người nhiễm MRSA thường qua tiếp xúc bề mặt da với người bệnh hoặc dùng chung dụng cụ đã nhiễm khuẩn. Chính vì thế, môi trường y tế là nơi tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ nhất bao gồm:
Ngoài bệnh viện hoặc các trung tâm dưỡng lão thì các yếu tố nguy cơ này còn dễ dàng xuất hiện trong các môi trường cộng đồng như:
Khi nhập viện, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán mức độ của bệnh nhân nhiễm MRSA. Mục đích của việc khám xét ban đầu giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm MRSA, các bác sĩ sẽ tiến hành các khám xét sau:
Sau khi đã có kết luận chính xác về tình trạng nhiễm MRSA, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc không. Đối với trường hợp bệnh nhân bị áp xe, bác sĩ sẽ tiểu phẫu, cắt rạch và dẫn lưu để vệ sinh vết thương. Đối với bệnh nhân đã từng phẫu thuật, sử dụng bộ phận giả như thay đĩa đệm, cột sống thì cần tháo bỏ và thay mới. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với người nhiễm MRSA phải mang quần áo bảo hộ, rửa tay sát khuẩn.
Việc phòng ngừa nguy cơ nhiễm MRSA phải diễn ra thường xuyên và liên tục. Dưới đây là những biện pháp hạn chế yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA bạn nên tham khảo!
Tương ứng với nhóm nguy cơ tại các cơ sở y tế, bệnh viện hoặc trại dưỡng lão sẽ có các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Đối với những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng, cần thực hiện phòng ngừa MRSA bằng các biện pháp sau:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được các yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA. Bạn nên theo dõi các dấu hiệu từ cơ thể để có phương pháp xử lý kịp thời. Theo dõi thêm nhiều bài viết tiếp theo để có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.