Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mùi sơn có độc không? Làm thế nào để chữa ngộ độc sơn?

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Bạn có bao giờ cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy mùi sơn tường? Không ít người cho rằng hít phải mùi nước sơn khá độc hại. Vậy thực tế thì mùi sơn có độc không? Nếu mùi sơn độc hại thì làm thế nào để chữa ngộ độc? Nhà thuốc Long Châu sẽ mách bạn cách tránh tác hại từ mùi sơn.

Màu sơn giúp cho các ngôi nhà, văn phòng trở nên màu sắc và sống động hơn. Sơn sửa nhà cửa đồng nghĩa với việc bạn sẽ sống chung với mùi sơn. Bạn có biết những ảnh hưởng mà chất liệu này gây ra cho sức khỏe không? Hít phải mùi sơn có độc không? Để biết cách phòng tránh và chữa ngộ độc sơn, bạn hãy tham khảo bài viết này.

Ngửi mùi sơn có độc không?

Sơn có mùi là vì trong thành phần của sơn có chứa amoniac cùng một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Bản thân các chất này khá độc hại đối với sức khỏe con người. Cụ thể, các ảnh hưởng đến cơ thể khi ngửi phải mùi sơn bao gồm:

Kích ứng hệ hô hấp và mắt: Amoniac rơi vào mắt có thể gây mù mắt, dính vào da có thể gây bỏng da. Nếu hít phải hợp chất hữu cơ trong sơn, nạn nhân có thể bị rối loạn viêm phổi, thậm chí là tử vong.

Các bệnh về xương: 95% lượng chì có trong sơn xâm nhập vào cơ thể sẽ gắn liền với xương dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương… Phải mất một thời gian dài thì lượng chì mới đi ra khỏi cơ thể.

Tác động đến nội tạng: Làm thay đổi nhịp tim, ngừng tim đột ngột, đau tim, ngạt thở do phù phổi hoặc tử vong.

Tổn thương gan, thận: Thường xuyên hít phải sơn sẽ gây tác động đến đường hô hấp. Thủy ngân trong thành phần của nước sơn sẽ đi qua màng phế nang vào trong máu, ảnh hưởng đến gan thận.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, dễ cáu gắt. Người tiếp xúc với sơn nhiều lần không có phòng hộ sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ.

Bỏng, phát ban: Lớp mỡ bảo vệ da sẽ bị hòa tan nếu bạn tiếp xúc với hóa chất và dung môi trong thời gian dài dẫn đến da nứt nẻ, dễ viêm nhiễm. Một số loại hóa chất trong sơn tiềm ẩn nguy cơ gây bỏng da, kích thích dị ứng, dễ thẩm thấu vào máu nếu tiếp xúc thời gian dài không bảo hộ.

Vô sinh: Benzen, hóa chất hữu cơ dễ bay hơi, các kim loại nặng trong sơn có nguy cơ gây teo buồng trứng và vô sinh. Mẹ bầu hít phải sơn thường xuyên có thể bị thiếu máu, sảy thai, dị tật thai nhi bẩm sinh.

Mùi sơn có độc không? Làm thế nào để chữa ngộ độc sơn? 1 Đáp án của câu hỏi “Mùi sơn có độc không?” là có

Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý ngộ độc sơn

Khi đã biết hít phải mùi sơn có độc không, bạn hãy tìm hiểu cách nhận biết sớm những dấu hiệu ngộ độc sơn để xử lý kịp thời. Các triệu chứng cảnh báo bạn bị ngộ độc sơn bao gồm:

  • Hắt hơi, sổ mũi liên tục.
  • Buồn nôn và nôn liên tục.
  • Choáng váng, chóng mặt, đau đầu.
  • Bủn rủn chân tay.
  • Đỏ và cay mắt.
  • Bị ngất.
Mùi sơn có độc không? Làm thế nào để chữa ngộ độc sơn? 2 Chóng mặt, đau đầu là các biểu hiện khi bị ngộ độc sơn

Khi phát hiện bản thân hoặc người xung quanh bị ngộ độc sơn, bạn hãy nhanh chóng:

  • Rửa kỹ và rửa thật sạch nhằm loại bỏ phần sơn tiếp xúc với da.
  • Nếu sơn dính vào mắt: Nhắm mắt lại, rửa mắt dưới vòi nước sạch từ 15 đến 20 phút.
  • Nếu chẳng may nuốt phải sơn, bạn hãy uống sữa hoặc nước lọc với một lượng vừa phải.

Sau khi đã thực hiện những biện pháp xử lý trên, bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn hướng dẫn cách khắc phục an toàn cho sức khỏe.

Cách phòng tránh ngộ độc sơn

Để tránh bị ngộ độc sơn, bạn tốt nhất không nên ngửi mùi sơn. Nếu mới sơn nhà hoặc văn phòng công ty, bạn hãy mở cửa thông thoáng, chờ mùi sơn bay hết khoảng 1 tuần rồi mới dọn vào ở. Sau khi đã dọn vào, bạn hãy khử mùi hắc nồng của sơn để hạn chế nguy cơ hít phải mùi sơn gây nhiễm độc, bệnh về đường hô hấp, dị ứng, khó chịu, đau đầu, buồn nôn…

Nếu buộc phải tiếp xúc với sơn có dung môi dầu hàng ngày, dưới đây là một số biện pháp bạn nên thực hiện:

  • Giảm thời gian tiếp xúc: Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu về khoảng thời gian an toàn khi tiếp xúc với sơn. Vì vậy, bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi, bạn cần ra ngoài ngay lập tức để hít thở không khí ngoài trời đến khi cảm thấy bản thân dễ chịu hơn.
  • Luôn mở cửa sổ, đeo khẩu trang, dùng quạt gió… Đeo găng tay, mặc trang phục dài để bảo vệ da nếu phải tiếp xúc với sơn.
  • Không ăn uống ở nơi đang sử dụng sơn. Phụ nữ mang thai không nên làm việc thường xuyên tiếp xúc với sơn.
  • Đối với nhà cũ đang sơn sửa, bạn hãy giữ thực phẩm và nước uống, vật dụng nội thất tránh bị sơn vấy bẩn nhằm hạn chế chất độc hại.
  • Không được để trẻ em chạm tay vào vật dụng có sơn. Hạn chế cho bé bám vào tường, gặm song sắt hay vật dụng có dính sơn.
  • Rửa tay sạch sẽ cho bé trước khi ăn và khi đi ngủ, nhất là các bé trong giai đoạn nằm bò, chơi dưới đất.
  • Chọn sơn chất lượng cao, sơn sinh thái, sơn bột gốc xi măng, sơn nước… chính hãng nếu có nhu cầu sơn sửa nhà. Chúng ít có nguy cơ phát tán mùi nhờ được sản xuất với công nghệ xử lý cao, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Không dùng sơn kém chất lượng, sơn rẻ tiền, sơn giả trôi nổi trên thị trường vì chúng có chứa lượng thủy ngân, chì cao, nguy hiểm cho sức khỏe của người xung quanh.
Mùi sơn có độc không? Làm thế nào để chữa ngộ độc sơn? 3 Bạn nên chọn sơn chất lượng cao để tránh bị nhiễm độc mùi sơn

Cách khử mùi sơn

Vì đáp án của câu hỏi “Ngửi mùi sơn có độc không?” là có nên bạn cần hạn chế hít phải. Nếu môi trường sống có mùi sơn, bạn hãy áp dụng một số cách khử mùi sơn dưới đây:

  • Đặt quả dứa trong các góc phòng để hút mùi sơn.
  • Gói than củi, than sinh học, than hoạt tính vào giấy báo rồi để ở nhiều nơi trong nhà để hút mùi sơn. Khi thực hiện cách này, bạn cần đóng kín cửa sổ, cửa ra vào để hiệu quả khử mùi đạt cao nhất. Mặt khác, bạn không được ở trong nhà xuyên suốt thời gian khử mùi.
  • Đun sôi nồi giấm ăn ở giữa phòng, để 2 ngày để mùi bám vào tường, khử mùi sơn.
  • Đặt 1 bát nước muối pha loãng cho mỗi 10 mét vuông nền nhà trong vài ngày để khử mùi sơn.
  • Cắt hành tây thành nhiều lát mỏng mang đi trải khắp nhà để khử mùi sơn.
  • Trộn bột mì trong nước cùng với tỏi giã nhỏ để trong nhà. Tuy nhiên, cách này không thực hiện được với những người bị dị ứng tỏi.
  • Trang bị máy lọc không khí.
Mùi sơn có độc không? Làm thế nào để chữa ngộ độc sơn? 4 Đặt quả dứa trong góc phòng là cách khử mùi sơn hiệu quả

Sơn có chứa nhiều thành phần độc hại nên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc hít phải mùi sơn có độc không cũng như cách phòng tránh. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin