Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Muỗi Anophen gây bệnh truyền nhiễm gì và cách phòng tránh?

Ngày 11/04/2024
Kích thước chữ

Trong thực tế, muỗi là một trong những loài sinh vật gây nguy hiểm với con người, đặc biệt là khi chúng truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết, virus Zika... Trong số các loài muỗi gây bệnh, muỗi Anophen được xem là một trong những "cái tên" đặc biệt nguy hiểm. Vậy muỗi Anophen là gì? Đặc điểm của chúng là gì và chúng gây ra những bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Muỗi Anophen là một loài muỗi thuộc họ Culicidae và là một trong những loài muỗi nguy hiểm đối với con người. Loài muỗi này được biết đến với vai trò chính trong việc truyền bệnh sốt rét.

Muỗi Anophen là gì?

Muỗi Anophen là loài muỗi trung gian trong chuỗi đời sống của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét thuộc chi Plasmodium. Khi muỗi Anophen hút máu từ một người bị nhiễm sốt rét, ký sinh trùng Plasmodium cũng được hút lên và phát triển trong cơ thể của muỗi. Khi muỗi này sau đó đốt người khác, ký sinh trùng Plasmodium cũng được truyền từ muỗi sang người, gây ra nhiễm bệnh sốt rét.

muoi-anophen-gay-benh-truyen-nhiem-gi-va-cach-phong-tranh 2.jpg
Muỗi Anophen là loài muỗi gây bệnh sốt rét

Muỗi Anophen là một loại côn trùng có kích thước nhỏ, trên cánh của chúng có các vẩy đen trắng, và bụng thường nghiêng lên trên. Chiều dài của thân muỗi Anophen tương đương với chiều dài của vòi. Thực tế, có khoảng 460 loài muỗi Anophen khác nhau, trong đó có khoảng 60 loài gây ra bệnh sốt rét nguy hiểm cho con người.

Đặc điểm của muỗi Anophen là không phải tất cả chúng đều hút máu người. Trong số này, chỉ có muỗi cái muỗi Anophen mới hút máu người để phục vụ chức năng sinh sản và duy trì nòi giống, trong khi muỗi đực lại hút nhựa cây. Sau khi hút máu người, muỗi cái thường ẩn mình trong nhà vài giờ trước khi trở về nơi trú ngụ của chúng. Chúng thường tìm kiếm những nơi lý tưởng để sinh sản và trú ngụ, như các vùng nước ngọt và nhiệt đới ẩm.

Muỗi là loài đẻ trứng và trải qua bốn giai đoạn phát triển: Trứng, ấu trùng, nhộng và muỗi trưởng thành. Vòng đời của chúng không quá dài, với muỗi cái trưởng thành thường sống từ một vài tuần đến một vài tháng trong tự nhiên, phụ thuộc vào điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và nguồn thức ăn.

Muỗi Anophen khác với muỗi sốt xuất huyết, là tác nhân chính gây ra bệnh sốt rét và có những đặc điểm nhận biết riêng. Trưởng thành của muỗi Anophen thường có màu đen hoặc nâu sẫm, và khác với muỗi sốt xuất huyết, khi nghỉ ngơi, bụng của chúng hướng lên chứ không hướng xuống bên dưới. Kích thước của muỗi Anophen gần bằng với chiều dài của vòi hút, và phía trên cánh của chúng thường có các vảy màu đen trắng, không giống với muỗi sốt xuất huyết Aedes aegypti có đốm trắng ở thân và chân.

muoi-anophen-gay-benh-truyen-nhiem-gi-va-cach-phong-tranh 1.jpg
Trên cánh của muỗi Anophen thường có các vảy màu đen trắng

Thời gian hoạt động của muỗi Anophen cũng khác biệt so với muỗi sốt xuất huyết. Muỗi Anophen thường hoạt động từ lúc mặt trời bắt đầu lặn cho đến khi mặt trời mọc. Sau khi đốt người, muỗi Anophen thường nghỉ trong nhà khoảng vài giờ trước khi trở về nơi trú ngụ của chúng. Môi trường trú ngụ và sinh sản lý tưởng của muỗi Anophen là các vùng nước ngọt, và hút máu người giúp chúng bổ sung dinh dưỡng để phát triển trứng. Mặc dù muỗi Anophen cái chỉ sống được khoảng vài tuần đến 1 tháng, nhưng chúng có thể giao phối rất nhiều lần trong thời gian sống của mình.

Muỗi Anophen gây bệnh truyền nhiễm gì?

Muỗi Anophen khi đốt, có thể gây ra cơn ngứa và khó chịu do phản ứng của cơ thể với nước bọt của chúng, một chất gây tê khiến con người khó phát hiện muỗi đốt. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ngứa, tuyệt đối không nên gãi vì có thể gây xước ra và tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn.

Cách tốt nhất là nên rửa sạch vùng da bị đốt bằng nước và xà phòng. Bạn cũng có thể thoa thêm một số loại kem chống muỗi có thành phần tự nhiên để làm dịu và giảm ngứa. Muỗi Anophen gây ra căn bệnh nguy hiểm với con người là sốt rét, gây ra hàng trăm triệu ca mỗi năm với tỷ lệ tử vong cao tại các nước châu Phi và châu Mỹ, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mặc dù bản thân muỗi không gây ra bệnh sốt rét, nhưng chúng là trung gian truyền nhiễm loại virus gây căn bệnh này.

Khi bị muỗi Anophen đốt, ký sinh trùng có thể ủ bệnh trong một vài ngày và biểu hiện ra các triệu chứng cụ thể như sau:

Cách muỗi Anophen gây ra bệnh sốt rét:

Khi muỗi Anophen hút máu người, chúng đồng thời lây truyền ký sinh trùng gây bệnh sốt rét Plasmodium từ người này sang người khác. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh sốt rét. Thêm vào đó, khả năng miễn dịch với bệnh sốt rét không đầy đủ và trong thời gian ngắn nên dễ bị tái nhiễm.

muoi-anophen-gay-benh-truyen-nhiem-gi-va-cach-phong-tranh 3.jpg
Muỗi Anophen gây bệnh sốt rét từ người này sang người khác

Triệu chứng của bệnh sốt rét do muỗi Anophen gây ra:

Sau khi muỗi Anophen cắn khoảng 10 - 15 ngày, các triệu chứng của sốt rét có thể xuất hiện. Chúng có thể bao gồm:

Điển hình của cơn sốt rét sẽ qua 3 giai đoạn: Sốt cao, rét run và mồ hôi, với các chu kỳ và mức độ khác nhau. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, người bị sốt rét có thể hồi phục hoàn toàn. Ngược lại, nếu chậm trễ, bệnh có thể diễn biến rất nhanh và gây tử vong chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, đặc biệt là ở trẻ em. Những trường hợp trẻ em bị sốt rét ở thể nặng có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm thần kinh và nhận thức, rối loạn hành vi, động kinh.

Cách phòng tránh muỗi Anophen đốt gây bệnh sốt rét

Để phòng tránh muỗi Anophen đốt gây bệnh sốt rét bạn có thể thực hiện các biện pháp loại bỏ nơi ở, sinh sống của muỗi như:

Phương pháp tiêu diệt muỗi Anophen:

  • Kiểm tra và tháo hết nước trong các dụng cụ chứa nước không sử dụng và đậy kín chúng để ngăn muỗi Anophen đẻ trứng và sinh sản.
  • Sử dụng các loại cá như cá bảy màu, cá lia thia... để diệt ấu trùng muỗi trong các bể cá cảnh, chậu sen, hoặc trong bể nước của hòn non bộ.
  • Sử dụng các thiết bị như vợt điện diệt muỗi, đèn bắt muỗi, xịt diệt muỗi, hương đuổi muỗi... để loại bỏ muỗi Anophen khỏi nhà.
muoi-anophen-gay-benh-truyen-nhiem-gi-va-cach-phong-tranh 4.jpg
Sử dụng các thiết bị để loại bỏ muỗi Anophen khỏi nhà

Biện pháp phòng chống muỗi Anophen:

  • Lắp đặt lưới chắn muỗi tại các khe cửa, cửa sổ để ngăn muỗi Anophen bay vào nhà.
  • Thực hiện việc quét dọn nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng, đặc biệt là các nơi mà muỗi dễ trú ngụ như gầm giường, gầm cầu thang. Gọn gàng các đồ dùng ít sử dụng và loại bỏ các đồ dùng không cần thiết để không tạo điều kiện cho muỗi sống.
  • Thu gom và xử lý các vật dụng phế thải như chai lọ, mảnh vỡ, ống bơ vào thùng rác theo quy định để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của muỗi.
  • Trồng một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi như cây chanh, cây xả, cây bạc hà, cây hương thảo...
  • Đối với trẻ nhỏ, mặc quần áo dài tay và buông màn khi ngủ, cả ban ngày và ban đêm. Có thể sử dụng kem hoặc vòng đeo tay đuổi muỗi để bảo vệ trẻ khỏi muỗi Anophen.

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn hiểu rõ về đặc điểm của muỗi Anophen, cách chúng gây bệnh truyền nhiễm sốt rét và các biện pháp phòng tránh. Trong trường hợp có người trong gia đình bị sốt rét, cần đưa người đó đến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm: Muỗi vằn: Nhận biết và cách phòng chống muỗi vằn đốt

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin