Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Toan chuyển hóa là rối loạn toan kiềm xảy ra khi nồng độ Bicarbonate trong máu bị giảm do tăng sản xuất hoặc giảm bài tiết axit cố định. Toan chuyển hoa cũng có thể do mất Bicarbonat qua đường tiểu hoặc đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây rối loạn chức năng cơ thể, mất cân bằng hệ thống chuyển hóa và nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Nhiễm toan chuyển hóa là một rối loạn thường gặp trong cấp cứu và hồi sức tích cực. Tùy vào các rối loạn toan kiềm đi kèm, độ pH máu có thể tăng, giảm hay ở ngưỡng bình thường. Đôi khi, tình trạng nhiễm toan chuyển hóa cũng có thể là một dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý nền nghiêm trọng nào đó.
Toan chuyển hóa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường, thậm chí tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên đây vẫn là một khái niệm rất mới chưa được nhiều người biết đến. Do đó, việc hiểu rõ toan chuyển hóa là gì, đặc biệt là triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa, xử trí đúng cách.
Nhiễm toan chuyển hóa là một trong hai dạng của nhiễm toan hay còn gọi là nhiễm độc axit. Tình trạng này xảy ra khi thận và phổi không thể giữ cân bằng độ pH của cơ thể khiến cho nồng độ axit trong các dịch cơ thể vượt mức bình thường. Bên cạnh nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm toan hô hấp cũng là dạng thường gặp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa với các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trường hợp nhiễm toan nặng có thể gây nhiều biến chứng và người bệnh dễ bị tử vong nhanh chóng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, điển hình như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,.. Trong đó hệ tim mạch bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa có thể âm thầm và không đặc hiệu nhưng cũng có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng sau đây:
Trường hợp các dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Một số xét nghiệm thường gặp như điện giải và khoảng trống Anion, xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm chẩn đoán dựa trên khoảng trống Anion,...
Khoảng trống Anion (AG) được hiểu đơn giản là sự chênh lệch của cation và anion ở phần ngoại bào. Khoảng trống Anion thường được sử dụng để phân loại nguyên nhân nhiễm toan chuyển hóa và sẽ được đo trong phòng xét nghiệm. Nguyên nhân nhiễm toan không tăng khoảng trống Anion có thể phân loại theo Kali huyết thanh, bao gồm:
Với trường hợp nhiễm toan có tăng khoảng trống Anion thường do các nguyên nhân hàng đầu như tăng đường máu, nhiễm toan lactic, ngộ độc một số loại thuốc (Paraldehyde, Ethylene glycol và Methyl Salicylat), toan hóa ống thận,... Trong đó, trường hợp nhiễm toan lactic có thể dẫn đến ngộ độc gan, viêm tụy cấp, suy gan cấp,...
Nguyên tắc xử trí khi bị toan chuyển hóa là điều trị tùy vào nguyên nhân gây bệnh kết hợp với việc lưu ý thời gian diễn ra các rối loạn thăng bằng kiềm toan. Đây được xem là cách can thiệp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Tùy vào nguyên nhân gây ra nhiễm toan chuyển hóa, các phương pháp điều trị phổ biến dưới đây.
Dùng Natri Bicarbonat là phương pháp mang lại hiệu quả rất tốt. Một số loại dung dịch Natri Bicarbonat được dùng là 1,4%, 4,2% và 8,4%. Với trường hợp bị nhiễm toan nhẹ và không xảy ra tình trạng suy tim nghiêm trọng, nửa số thiếu hụt tính được có thể bù trong khoảng từ 3 đến 4 giờ. Còn với pH thấp hơn 7,20, người bệnh cần được bù Bicarbonate qua đường tĩnh mạch theo công thức đã được quy định sẵn. Tuy nhiên, điều trị bằng Bicarbonate thường không được khuyến cáo cho những người bị toan ceton đái tháo đường. Trừ trường hợp tiên lượng có thể nguy hiểm tính mạng. Với những trường hợp này, phương pháp tốt nhất là truyền dịch nhanh để đào thải lượng axit Beta Hydroxybutyric. Bên cạnh đó kết hợp với việc dùng Insulin đúng liều lượng và đúng thời điểm.
Với những trường hợp chống chỉ định với Natri Bicarbonat và có xảy ra tình trạng tăng Natri máu thì THAM là cách điều trị phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp cũng không tối ưu do có nhược điểm là có thể gây ức chế trung tâm hô hấp, gây ra tình trạng hạ đường huyết và hoại tử gan.
Lọc máu ngoài thận là phương pháp điều trị toan chuyển hóa thường được chỉ định đối với những trường hợp suy thận, có dị hóa mạnh, cơ thể không đào thải được các gốc axit, đáp ứng kém với thuốc điều trị hoặc những người gặp vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
Điều trị bằng lọc máu ngoài thận, máu sẽ được lọc ngoài cơ thể giúp xử lý những chất sinh toan, các gốc axit mà thận không thể tự mình đào thải ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Phương pháp rất phức tạp nên đòi hỏi cơ sở y tế phải trang bị đầy đủ máy móc tân tiến, bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao.
Trong 3 phương pháp này, sử dụng Natri Bicarbonat là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng. Lúc này, phương pháp dùng THAM hoặc lọc máu ngoài thận sẽ được xem xét chỉ định phù hợp với tình trạng của người bệnh.
Tóm lại, chúng ta không nên chủ quan trước tình trạng nhiễm toan chuyển hóa. Bởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tiên lượng sẽ vô cùng xấu. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về toan chuyển hóa là gì và những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.