Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm miệng nên ăn gì? Cách phòng tránh nấm miệng

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng nên ăn gì? Khi bị nấm miệng, ngoài các phương pháp điều trị thông thường thì bệnh nhân còn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bởi lẽ, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh lý.

Vậy nấm miệng nên ăn gì và làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này? Để được giải đáp vấn đề này, bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết dưới đây.

Tổng quan về bệnh nấm lưỡi

Khi nấm Candida albicans phát triển quá mức ở miệng sẽ gây ra tình trạng tưa lưỡi, hay còn được gọi là nấm lưỡi hoặc nấm miệng. Nấm candida thường gây ra sự tổn thương với màu trắng kem, hay xảy ra tại lưỡi hoặc mặt trong của má. Đôi khi, bệnh sẽ lan ra nướu, vòm khẩu cái, amidan hoặc thành sau của họng.

Nấm miệng nên ăn gì? Cách phòng tránh nấm miệng1 Nấm miệng 

Một số thể bệnh nấm lưỡi candida nặng hay candida miệng có thể lan sâu xuống hệ tiêu hóa như thực quản, hạ họng, ruột, gan, phổi, thậm chí bị nhiễm nấm đa phủ tạng. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người bị tiểu đường, HIV, ung thư, suy thận…

Nấm miệng nên ăn gì?

Sữa chua là sự lựa chọn phù hợp

Sữa chua là nguồn cung cấp lợi khuẩn rất dồi dào và tốt cho sức khỏe. Khi sử dụng sữa chua thường xuyên, hệ vi sinh có ở trong khoang miệng sẽ được thiết lập ở trạng thái cân bằng. Nhờ vậy mà sẽ kìm hãm cũng như giảm bớt sự phát triển của các loại nấm gây bệnh.

Không những vậy, trẻ nhỏ khi bị nấm miệng thường có cảm giác khó nuốt. Bổ sung sữa chua - một thực phẩm thơm ngon và mềm sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn khi sử dụng.

Nấm miệng nên ăn gì? Cách phòng tránh nấm miệng2 Nấm miệng nên ăn gì? Bệnh nhân nên ăn sữa chua

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm cũng là nguyên tố giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập của nấm và các loại vi khuẩn gây hại. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như sữa, trứng, cây họ đậu, các loại hạt, thịt của động vật có vỏ (hàu, cua, ngao, sò…). Với những loại đậu và hạt cứng sẽ khiến cho bệnh nhân khó chịu và tổn thương khi nuốt vào. Chính vì vậy, bạn nên chế biến thực phẩm ở dạng luộc, hấp, nghiền để dễ ăn hơn.

Vitamin C

Những loại thực phẩm giàu vitamin C có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Nhờ vậy mà sẽ tăng cường khả năng chống lại sự sinh sôi và phát triển của nấm candida. 

Một số thực phẩm giàu vitamin C mà bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng trong chế độ ăn hằng ngày phải kể đến như các loại rau xanh, trái cây như cam, ổi, rau chùm, rau ngót…

Nấm miệng nên ăn ngũ cốc

Ngũ cốc có hàm lượng protein cao, khá giàu dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe. Nhờ vậy mà thực phẩm này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn chặn sự tấn công của nấm. 

Các loại rau cải

Những loại rau cải như củ cải, bông cải xanh, bắp cải, cải bruxen có chứa nhiều nitơ, lưu huỳnh và hợp chất isothiocyanates. Đây đều là những chất có khả năng chống lại sự xâm nhập của nấm candida và hỗ trợ điều trị viêm lưỡi có bợn trắng. 

Sử dụng dầu thực vật

Dầu thực vật đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị căn bệnh nhiễm nấm candida, điển hình như nấm miệng. Một số loại dầu thực vật mà bạn có thể sử dụng như dầu dừa nguyên chất, dầu olive, dầu hạt lanh…

Rong biển

Rong biển có tác dụng đặc biệt trong việc chống lại bệnh nấm miệng. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, rong biển có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể một cách hiệu quả. Ngoài ra, rong biển còn giúp thải độc và làm giảm lượng cholesterol ở trong máu. 

Nấm miệng nên ăn gì? Cách phòng tránh nấm miệng3 Có thể ăn rong biển khi bị nấm miệng

Cách phòng ngừa căn bệnh nấm miệng

Để phòng ngừa cũng như hạn chế những rủi ro do bệnh nấm miệng gây ra, bạn nên rèn luyện một số thói quen như:

  • Vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, cạo lưỡi ít nhất là 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất là 1 lần/ ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh và khử trùng hàm giả một cách cẩn thận và đúng phương pháp.
  • Dùng nước muối ấm hoặc dung dịch pha trộn oxy già, giấm táo, soda hoặc nước cốt chanh để súc miệng.
  • Bổ sung lợi khuẩn bằng việc ăn sữa chua thường xuyên.
  • Nếu như trẻ bú bình, các bậc phụ huynh nên vệ sinh dụng cụ một cách sạch sẽ.
  • Thăm khám nha khoa nếu như có vấn đề về răng miệng.
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm có ủ men và đồ ngọt.
  • Tuân thủ việc điều trị các bệnh lý như suy thận, tiểu đường, HIV.
  • Không lạm dụng những sản phẩm kháng khuẩn thơm miệng để tránh làm mất cân bằng hệ vi sinh ở trong miệng.
  • Cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề nấm miệng nên ăn gì và cách phòng ngừa bệnh lý. Hy vọng bạn sẽ áp dụng nguồn kiến thức này để ứng dụng vào việc nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng bệnh một cách tốt nhất.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin