Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân là gì?

Ngày 08/07/2023
Kích thước chữ

Các cơn gò bụng cứng khi mang thai là tình trạng tương đối phổ biến. Tình trạng mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai thường xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Vậy nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu.

Thực tế, tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ. Điều này thường khiến các mẹ vô cùng lo lắng, bởi lo sợ tình trạng này có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai qua bài viết sau đây nhé.

Nguyên nhân mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai

Tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai thực tế thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ. Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài từ 30 giây đến 2 phút. Đây là một cơ chế vận hành rất bình thường của tử cung. Những cơn gò này phần lớn không gây quá đau đớn mà chỉ gây cảm giác hơi khó chịu cho mẹ bầu. Nguyên nhân cụ thể hình thành nên tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có thể do:

Đau dây chằng tròn

Khi mang thai, tử cung co giãn nhiều tạo áp lực lớn lên cơ thể, khiến cơ và dây chằng căng ra. Hiện tượng này gây ra các cơn đau dây chằng tròn. Đặc biệt, khi thai khá to thì các cơn co cứng bụng diễn ra càng thường xuyên hơn. Những cơn đau có thể kéo dài từ bụng tới háng, đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Bụng căng cứng.
  • Khắp người đau nhức, đặc biệt là vùng hông bẹn.
  • Các cơ đau buốt thường xuyên xuất hiện khi thay đổi tư thế, đặc biệt khi đứng dậy sau khi nằm hoặc ngồi quá lâu.
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân là gì? 1
Mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai xảy ra thường xuyên trong thai kỳ

Táo bón khi mang thai

Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng này khi mang thai. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do sự thay đổi về hormone khiến thức ăn ở lại trong ruột lâu hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu bổ sung sắt khi mang thai của chị em cao hơn so với bình thường, một số viên uống bổ sung sắt có thể làm cho phân cứng hơn, từ đó gây nên tình trạng táo bón.

Tình trạng này không chỉ khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu, khó khăn trong vấn đề đại tiện mà còn gây nên những cơn căng cứng bụng, thậm chí là bị chuột rút, đau bụng.

Cơn gò Braxton Hicks

Các cơn gò tử cung thường xuất hiện từ tháng 4 của thai kỳ và được gọi là cơn gò Braxton Hicks, hay còn gọi là chuyển dạ giả. Bởi bắt đầu từ khoảng tuần 17 - 18, tử cung sẽ có những cơn gò chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sau này.

Một số hoạt động có thể khiến tần suất xuất hiện các cơn gò này trở nên thường xuyên hơn, khiến cho tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai trở nên trầm trọng hơn như:

  • Em bé trong bụng mẹ vận động mạnh.
  • Mẹ buồn vệ sinh bàng quang đầy.
  • Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai.
  • Do mất nước.
  • Do mẹ bầu làm việc quá sức và nghỉ ngơi không đầy đủ.

Các cơn gò này bản chất là bình thường, bởi nó phục vụ cho quá trình chuyển dạ và sinh đẻ sau này dễ dàng hơn. Chị em nên nắm được đặc điểm của cơ gò này để phân biệt với các cơn gò dọa sinh non. Chúng có đặc điểm như sau:

  • Kéo dài trong thời gian ngắn, khoảng 30 - 60 giây, tối đa là 2 phút.
  • Không có cảm giác đau đớn, mẹ bầu chỉ cảm thấy hơi căng tức, khó chịu.
  • Tần suất xảy ra không thường xuyên, cũng không đoán trước được thời điểm xảy ra, nhưng thường xuất hiện khi mẹ bầu nằm ngửa.
  • Không tăng tần suất, không tăng cường độ cũng như thời gian co thắt như những cơn co tử cung trong chuyển dạ.
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân là gì? 2
Cơn gò Braxton Hicks thường gây nên tình trạng bụng cứng khi mang thai ở mẹ bầu

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Bụng của các mẹ bầu có xu hướng to và căng dần theo thời gian mang thai. Điều này là hết sức bình thường bởi thai nhi càng lớn thì tử cung của mẹ càng phải căng to để tạo không gian phù hợp cho thai phát triển. Tình trạng mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là điều xảy ra thường xuyên và phần lớn không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Những cơn gò cứng bụng khi mẹ bầu nằm ngửa thường do một trong những nguyên nhân đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy bụng căng cứng nhiều hơn, tần suất dày hơn, nhất là khi mẹ nằm ngửa thì cần theo dõi xem:

  • Nằm ngửa bụng cứng nhưng khi nằm nghiêng thì hết cứng hoặc còn cứng nhưng không đau, đây là cơn gò bình thường.
  • Nếu mẹ bầu nằm ngửa, bụng căng cứng, kèm theo đó là các cơn gò theo nhịp, cơn gò gây đau cho mẹ bầu, cần thận trọng bởi đây có thể là dấu hiệu dọa sinh non hay chuyển dạ sớm. Đặc biệt, khi bụng bầu căng cứng nhiều, cơn đau ngày một dữ dội, cơn đau có tần suất tăng dần kèm theo ra dịch nhầy âm đạo hay ối vỡ sớm, cần đưa mẹ bầu tới viện ngay.
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân là gì? 3
Tình trạng bụng co cứng khi mang thai thường không quá nguy hiểm

Làm gì để hạn chế tình trạng bụng co cứng khi mang thai?

Có thể thấy, tình trạng mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai không phải lúc nào cũng nguy hiểm nên không có phác đồ điều trị cụ thể cho tình trạng này. Mẹ bầu có thể hạn chế được tình trạng này bằng việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống như:

  • Uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ khi cảm thấy bụng căng cứng. Điều này vừa giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, vừa giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Mẹ bầu không được nhịn tiểu.
  • Thay đổi tư thế nằm thoải mái để hạn chế tình trạng bụng co cứng khi mang thai.
  • Tắm bồn nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen để thư giãn.
  • Tập thể dục, thể thao, vận động nhẹ nhàng trong quá trình mang thai bằng những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền…
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no. Đặc biệt bổ sung nhiều loại rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây, nước ép hoa quả, vừa cung cấp nước, vừa bổ sung nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho mẹ bầu.
  • Tránh quan hệ tình dục khi mang thai, điều này có thể kích thích tử cung gây nên các cơn co cứng bụng.

Ngoài ra, cần đưa mẹ bầu tới các cơ sở y tế ngay để được khám ngay và có hướng xử trí kịp thời nếu cơn gò xuất hiện cùng với một trong các biểu hiện sau:

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân là gì? 4
Thay đổi tư thế có thể hạn chế tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai cũng như nắm được một số điều cần lưu ý giúp hạn chế tình trạng này trong quá trình mang thai. Nếu mẹ bầu bị cứng bụng khi nằm, hãy thử thay đổi tư thế và đi khám nếu các triệu chứng không cải thiện thậm chí nặng nề hơn. Các mẹ bầu cũng đừng quên đi khám thai định kỳ để đảm bảo em bé trong bụng đang phát triển bình thường. Chúc mẹ bầu và các bé nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin