Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nặn mủ chín mé có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?

Ngày 05/02/2023
Kích thước chữ

Chín mé là căn bệnh nguy hiểm, cần được chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người lại tự ý nặn mủ chín mé ở nhà. Điều này có nên không?

Bị chín mé khiến ngón chân, ngón tay của người bệnh trở nên đau nhức, thậm chí là ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày. Nặn mủ chín mé cần được thực hiện bởi các bác sĩ khuyên khoa vì tự nặn mủ chín mé có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Vậy cách chữa chín mé tay có mủ như thế nào cho đúng? 

Chín mé là gì?

Chín mé là căn bệnh ngoài da thường gặp. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chín mé là do người bệnh vệ sinh tay, chân kém, khiến cho liên cầu khuẩn vàng và khuẩn Herpes tích tụ và phát triển trong các kẽ móng tay, móng chân gây ra viêm nhiễm. 

Tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi người mà các bác sĩ da liễu chia chín mé thành 3 thể đặc trưng là: Chín mé dưới da, chín mé nông và chín mé sâu. Chín mé dù gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân nhưng cách chữa chín mé lại vô cùng đơn giản. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chín mé ngón chân, ngón tay có thể tái phát lại khi gặp điều kiện thích hợp. 

Nặn mủ chín mé có nguy hiểm không? Chữa như thế nào? 1 Vệ sinh tay chân kém có thể gây chín mé tay chân

Biểu hiện của chín mé 

Với mỗi giai đoạn bệnh, các triệu chứng của bệnh chín mé lại càng rõ rệt hơn. Nếu nghi ngờ bản thân bị chín mé, bạn có thể xem xét các dấu hiệu sau: 

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên được tính từ 1 - 3 ngày đầu phát bệnh. Đầu ngón chân bắt đầu có những biểu hiện bất thường như: Ngứa nhẹ, sưng phồng, tấy đỏ và cứng ngón, khó cử động. 
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 4 - 7, chứng viêm sẽ dần lan tỏa đến vùng da xung quanh ngón chân, ngón tay. Cảm giác nhức nhối tăng dần, người bệnh sẽ cảm thấy đầu ngón sưng to rõ rệt, căng tức và đau giật theo nhịp đập của mạch máu. Một số người bệnh còn bị sốt nhẹ dài ngày. 
  • Giai đoạn 3: Mủ bắt đầu tích tụ lại ở vị trí sưng viêm. Lúc này, vi khuẩn đã phát triển mạnh mẽ nên nếu không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ tiến vào xương và máu gây viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết. 
Nặn mủ chín mé có nguy hiểm không? Chữa như thế nào? 2 Ở giai đoạn 2, cơn đau do chín mé đã trở nên rõ rệt 

Chín mé và các bệnh da liễu khác có gì khác nhau? 

Trên thực tế, bệnh chín mé không gây ra bất cứ dấu hiệu đặc biệt nào, nên thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu khác. Chúng tôi đã tổng hợp lại một số đặc điểm khác nhau của các căn bệnh này để người đọc có được cái nhìn tổng quan hơn. Đó là: 

  • Tổ đỉa: Thường gây ngứa, ít đau và sưng nhẹ hơn so với chín mé. 
  • Viêm cấp quanh móng: Móng chân sưng nhức, chuyển màu nâu, vàng và chảy nhiều mủ.
  • Chín mé do ung thư da hắc tố: Ung thư da hắc tố là căn bệnh nguy hiểm do sự biến đổi bất thường về nhiễm sắc thể. Trong đó, chín mé là một trong những biểu hiện của căn bệnh này. Chín mé do ung thư hắc tố thường xảy ra chủ yếu ở ngón tay cái hoặc ngón chân cái, đầu ngón chân sưng lên, móng chuyển thành màu đen và lâu dần người bệnh có thể bị mất móng. 

Chữa chín mé như thế nào? 

Do bàn tay là nơi tiếp xúc nhiều nhất của cơ thể với các bề mặt khách quan nên câu hỏi: “Cách chữa chín mé tay có mủ như thế nào?” được rất nhiều người quan tâm. Ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường ở khóe móng, bạn nên thực hiện theo các bước sau: 

Vệ sinh móng 

Điều quan trọng nhất là cần làm sạch móng để tránh cho vi khuẩn lan rộng hơn. Bạn có thể cân nhắc ngâm tay, chân vào nước ấm, giấm táo hoặc nước muối Epsom. Mỗi ngày, bạn thực hiện 2 - 3 lần, mỗi lần từ 15 - 20 phút để khử trùng.

Nặn mủ chín mé có nguy hiểm không? Chữa như thế nào? 3 Thường xuyên rửa tay có thể ngăn vi khuẩn phát triển 

Cắt móng 

Sau khi ngâm móng mềm, bạn chuẩn bị một chiếc kéo y tế đã được sát khuẩn để cắt đi phần khóe móng chọc vào thịt. Để tránh bấm vào thịt, bạn có thể để một miếng bông gòn đã thấm nước ở dưới móng. Sau đó, dùng gạc sạch băng lại và giữ cho vết thương luôn khô thoáng. 

Bôi mỡ kháng sinh 

Mỡ kháng sinh được bày bán ở nhiều hiệu thuốc nên bạn có thể tìm mua với giá thành rẻ mà không cần đến đơn thuốc của bác sĩ. Một số loại mỡ kháng sinh phổ biến là axit fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban).

Có nên nặn mủ chín mé không?  

Đối với những trường hợp chín mé sâu có mủ, việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Lúc này, bạn không nên tự nặn mủ chín mé mà nên đến các cơ sở y tế để chụp X - quang để kiểm tra biến chứng bệnh đã tiến vào gân, xương, khớp hay chưa. 

Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mủ cho bệnh nhân. Nếu phát hiện các biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật loại bỏ xương đã viêm để ngăn chặn liên cầu khuẩn di căn xa hơn. 

Nặn mủ chín mé có nguy hiểm không? Chữa như thế nào? 4 Bạn không nên tự nặn mủ chín mé mà nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế 

Chín mé là căn bệnh thông thường nhưng tiến triển rất nhanh và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Nếu bị chín mé đã có mủ, bạn không nên tự nặn mủ chín mé để tránh tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin