Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Não bộ là trung tâm điều khiển cơ thể, có nhiệm vụ điều chỉnh các chức năng sinh tồn cơ bản, kiểm soát vận động, tiếp nhận và xử lý dữ liệu cảm giác. Não bộ còn giữ chức năng mã hóa toàn bộ kí ức, tạo ra ý thức, trí tưởng tượng và ý thức của con người. Vậy liệu rằng não có biết đau không?
Não nằm trong hộp sọ là thành phần chính của hệ thần kinh giữ chức năng quan trọng đối với các hoạt động sống của cơ thể. Cấu tạo của bộ não con người vô cùng phức tạp, gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận giữ một chức năng quan trọng riêng biệt. Nhờ có bộ não, con người có thể suy nghĩ, hành động, phản ứng với xã hội, giao tiếp, điều hòa cơ thể mỗi khi gặp căng thẳng hoặc áp lực.
Vậy liệu rằng não có biết đau không, và tại sao chúng ta lại bị đau đầu? Liệu rằng vấn đề đau đầu có liên quan đến bộ não của chúng ta? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề đầy hứng thú này nhé!
Não bộ là cơ quan chính của hệ thần kinh, quản lý hầu hết các hoạt động của cơ thể và xử lý tất cả thông tin từ bên trong lẫn bên ngoài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bộ não của chúng ta kì diệu như thế nào nhé!
Bộ não được ví như một chiếc máy tính “khổng lồ” và kì diệu, bởi mỗi giây, não có thể thực hiện khoảng hơn 38.000 tỉ phép tính khác nhau. Có nhiều người cho rằng, những người có ưu thế về não trái thường có khả năng phát triển khả năng phân tích và tư duy logic, còn những người có ưu thế về não phải sẽ phát triển khả năng về sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy rằng, hầu hết tất cả mọi hoạt động đều yêu cầu sự kết nối giữa tất cả các vùng não bộ với nhau.
Giả sử khi tay chúng ta chạm vào một vật nóng, các tế bào thần kinh cảm giác trong da sẽ nhanh chóng truyền thông tin đến cơ quan não và tuỷ sống ở tốc độ cực nhanh, khoảng 241 km/h. Lúc này, khi bộ não đã nhận được thông tin, não sẽ lập tức truyền thông tin ngược lại thông qua các tế bào thần kinh vận động và truyền đến bàn tay của chúng ta, để chúng ta nhấc tay đó ra khỏi vật nóng. Các nơ-ron truyền thông tin này vận động ở vận tốc hơn 322 km/h.
Đặc biệt hơn, khi con người tìm hiểu và tiếp thu một hoạt động mới, một kiến thức mới, bộ não sẽ liên tục truyền thông điệp lặp đi lặp lại dọc theo các hệ thống thần kinh nhằm tạo ra các kết nối mới. Lúc này, cấu trúc não sẽ có sự thay đổi. Do đó, khi chúng ta học hỏi thêm những điều mới, lối suy nghĩ mới và những ký ức mới… cấu trúc của não sẽ thay đổi.
Ngoài những điều kì diệu kể trên, bộ não của con người còn rất nhiều các vấn đề mà bạn cần khám phá. Trong đó, vấn đề não có biết đau không được rất nhiều người tìm hiểu.
Bộ não luôn là một trong những điều hết sức bí ẩn và phức tạp. Cho đến hiện tại, khoa học tuy đã có những bước tiến lớn trong việc tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của não bộ tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn.
Vậy não có biết đau không? Mặc dù sự thật rằng là não bộ tiếp nhận cảm giác đau từ khắp mọi nơi trên cơ thể, tuy nhiên mô não của con người lại không có thụ thể tiếp nhận cảm giác đau. Do đó, não không thể tự cảm nhận được cơn đau xảy ra với “chính mình”.
Não có biết đau không đã được giải đáp ở phần trên. Não không cảm nhận được cơn đau xảy ra với bản thân, nhưng tại sao con người lại đau đầu?
Nguyên nhân là vì khi con người xuất hiện cơn đau đầu, cơn đau đó thực ra là kết quả của sự áp lực lên các mạch máu hoặc các mô thần kinh xung quanh não. Không những thế, đau đầu còn có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý nền khác nhau như viêm xoang, chấn thương phần đầu hoặc do lượng đường trong máu quá thấp. Ngoài ra, với hầu hết những cơn đau đầu, vấn đề thực sự thường xảy ra ở những vị trí khác như đau cổ vai gáy, đau cổ, đau cơ hoặc đau ở các dây thần kinh xung quanh não.
Các cơn đau đầu xuất hiện do căng thẳng thần kinh có nguy cơ tái phát rất phổ biến. Những cơn đau đầu do căng thẳng này thường xảy ra do đau các cơ trên đỉnh đầu hoặc vùng trán. Khi cơn đau xuất hiện, các cơ ở mặt, cổ và da đầu sẽ bị siết chặt lại. Các cơ bị siết chặt này có thể là do thứ phát, bắt nguồn từ một phản ứng do căng thẳng chẳng hạn như căng vai hoặc do nghiến hàm.
Ngoài ra, các dây thần kinh cảm nhận cơn đau trong cơ và mạch máu xung quanh vị trí đầu, cổ, mặt có thể bị kích hoạt bởi nhiều quá trình khác nhau chẳng hạn như mạch máu giãn hoặc căng cơ. Sau đó, các dây thần kinh này sẽ nhanh chóng gửi tín hiệu đến não, tuy nhiên người bệnh lại có thể cảm thấy cơn đau như đến từ mô não.
Trên đây là những thông tin về giải đáp thắc mắc về vấn đề não có biết đau không mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến quý độc giả thân yêu. Não được xem là trung tâm cảm giác, tuy nhiên, não lại không tự cảm thấy đau khi bị tổn thương. Hi vọng bài viết này phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về não của chúng ta nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.